Tiên Đề Của Web 2.0
1. Web 2.0 là hype?
Hype -- dùng để chỉ cái gì đó mà được quảng cáo quá nhiều, quá cường điệu -- nhưng ở mặt khác nó chỉ một sự kiện mới, rất được chú ý và nhận rất nhiều bình luận từ nhiều phía.Web 2.0 là để chỉ một làn sóng mới như thế. Số phiên bản 2.0 có thể hiểu là "giai đoạn thứ 2 của web", đối nghịch với nó là các websites được ra đời trong thời kỳ dotcom và trước đó.
Nó là hype? Có thể, nhưng Del.icio.us, trang Web giúp bạn lưu các địa chỉ web ưa thích, vừa được bán cho Yahoo với giá ước tính 20 triệu USD. Flickr.com, một dịch vụ Web 2.0 giúp các bạn upload hình ảnh và chia sẻ với bạn bè, cũng được Yahoo mua lại của các LTV Ấn Độ, đang đóng góp hơn 10% vào doanh thu của Yahoo. Các quĩ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) đang đổ nhiều triệu USD vào các dịch vụ Web 2.0 và nhiều dịch vụ Web 2.0 đã vượt qua điểm hòa vốn ngay khi ra đời. Nó là hype? Có thể, nhưng nếu bạn biết cách cưỡi lên trên cái hype này, bạn có thể sẽ là người làm một Million Dollar Homepage tiếp theo. Còn nếu may mắn hơn bạn có thể bán một MySpace.com mới của mình cho một ông trùm truyền thông nào đó với giá nửa tỷ USD!
2. Vậy bản chất của Web 2.0 là gì?
Bản chất của Web 2.0 là gì? Tại sao nó ra đời và nó có gì khác với cái gọi là Web 1.0?Để trả lời các câu hỏi này chúng ta sẽ xem xét hai dịch vụ web nổi tiếng mà chắc các bạn đều biết (nhưng có thể kg nghĩ đó là Web 2.0) là:
(1) Wikipedia: từ điển bách khoa trực tuyến.
(2) Blog: dịch vụ cho phép bạn đưa các bài viết, ý kiến của mình lên Web.
Đây đều không phải là các "phát kiến" mới về công nghệ. Trước khi có Wikipedia, chúng ta có thể sử dụng cuốn từ điển bách khoa online Britannica, truớc khi dùng Blog không ai cấm bạn tạo một website cá nhân để làm điều tương tự. Vậy cái gì làm nên sự khác biệt? Tại sao cả thế giới nhắc tới Wikipedia mà gần như quên lãng Britannica? Tại sao không ai làm riêng cho mình website nữa kể từ khi Blog ra đời? Chính vì cách tiếp cận của hai dịch vụ này hòan toàn khác với các dịch vụ "tiền nhiệm".
Bạn có thể nhận thấy, cả hai dịch vụ này đều cho phép người dùng tự viết cái mà họ muốn. Bạn có thể tham gia định nghĩa các từ/cụm từ mà bạn có hiểu biết trên Wikipedia. Ngược lại, với Britannica, bạn phải chấp nhận định nghĩa được viết bởi "ai đó". Dù người viết có là chuyên gia thì đôi khi bạn cũng kg thỏa mãn với cách định nghĩa, giải thích của họ. Mặt khác, kiến thức của nhân loại là vô tận, các khái niệm mới ra đời hàng ngày, không có cuốn từ điển bách khoa viết sẵn nào có thể bao phủ hết, chỉ có sự tham gia của hàng triệu con người trên toàn thế giới mới đảm đương nổi. Ví dụ rõ ràng nhất là nếu bạn tìm cụm từ "Web 2.0" trên Britannica thì chắc bạn sẽ thất vọng, nhưng bạn có thể xem định nghĩa về "Web 2.0" trên Wikipedia ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Web_2.0. Khả năng cập nhật nhanh chóng và kết hợp trí tuệ của nhiều người đã biến Wikipedia thành cuốn từ điển bách khoa phong phú nhất trong lịch sử loài người.
Chúng ta sẽ nói thêm một chút vế Blog. Đây là chữ viết tắt của Weblog, nơi bạn có thể viết các bài, ý kiến về các chủ đề mình muốn và người đọc cũng có thể đưa ra các bình luận, đánh giá về bài viết hay ý kiến của mình ngay phía dưới.
Khỏi cần phải nói ảnh hưởng của Blog với khái niệm "xuất bản", mọi người đều có thể tự xuất bản, tự bình luận, tự đánh giá và lắng nghe ý kiến phản hồi của mọi người. Khi các sự kiện nóng bỏng trên thế giới diễn ra như cuộc chiến Iraq hay cơn bão Katrina, blog trở thành nơi cập nhật tin tức xác thực nhất, không bị ảnh hưởng của cách làm "báo chí", blog cũng là nơi chia sẻ những mất mát, những nỗi đau. Tất nhiên, bạn có thể mở một Blog để mừng đứa con mới ra đời của mình hay kỷ niệm ngày tốt nghiệp nơi các bạn bè cùng khóa có thể nhắn gửi vài dòng về tình cảm và chí hướng của minh.
Có thể nói, Wikipedia và Blog là hai tiên đề để cho khái niệm "Web 2.0" ra đời.
Tóm lại, tiên đề của Web 2.0 là:
(1) Web 2.0 = Tự Biên Tập (self-editing)
(2) Web 2.0 = Trí Tuệ Tập Thể (collective intelligence)
No comments:
Post a Comment