Thursday, July 27, 2006

Fun: Women's Day

Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3
Minh họa DAD



Hỡi anh em.
Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.




Thưa anh em.
Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.

Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?

Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.

Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.

Mang những dụng cụ "giết người hàng loạt" như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.

Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.

Hỡi anh em.
Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.

Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.

Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?

Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.

Tóm lại, hãy dùng "gậy bà đập lưng bà". Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!

Lê Hoàng

Wednesday, July 26, 2006

Hai câu chuyện ghi từ blog

Hai câu chuyện tình cờ ghi được từ thế giới nhật ký cá nhân trên mạng (blog) của hai người trẻ tuổi cho thấy một không gian sống đang rộng lớn hơn, một thế hệ đang tư duy rất khác so với trước đây.

Câu chuyện thứ nhất: Về tâm thế... (Ghi từ blog của một giám đốc IT 29 tuổi có nick là Dr Neo)

Hôm nay, đi ăn tối với Amit Jalali - Senior Business Manager, International Operations của QAI. Thực sự bị sốc. Anh chàng còn trẻ quá, chắc mới chỉ 35 là cùng. Vậy mà... biết 12 thứ tiếng khác nhau. Và rất biết tạo ấn tượng ban đầu.

Nói chuyện về việc hợp tác giữa hai công ty, anh chàng khen công ty mình hết lời. Và đã rất khôn khi khen một cách gián tiếp qua việc kể lại lời của người khác. Dù biết vậy nhưng mình cũng cảm thấy nở mày nở mặt lắm. Theo anh ta, đối với giới gia công phần mềm Ấn Độ, chỉ có một công ty Việt Nam duy nhất có khả năng trở thành đối thủ của họ là công ty mình.

Tuy vậy, người khách hỏi một câu làm mình suy nghĩ rất nhiều sau đó, kể cả khi đã về đến nhà: Việt Nam sẽ dựa vào cái gì để có thể theo kịp Ấn Độ? Đâu là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, và của công ty mình?

Người đối tác chia sẻ với mình về khía cạnh văn hoá: tại sao người Mỹ chuyển việc gia công sang Ấn Độ chứ không phải nơi khác, người Nhật sang Trung Quốc, người Anh sang Ireland còn người Đức thì lại sang Nga? Đó là vì sự tương đồng về văn hoá. Người ta cảm thấy hoàn toàn thoải mái và tin tưởng khi hiểu rõ văn hoá của nhau. Rất dễ hiểu cho ba trường hợp sau: Nhật chịu ảnh hưởng Trung Hoa rất nặng suốt mấy ngàn năm, Ireland chịu rất nhiều ảnh hưởng của Anh, còn Đức và Nga đều là hai nước mang nặng dấu ấn văn hoá Đông Âu - Slave.

Nhưng còn trường hợp giữa Ấn Độ và Mỹ? Ấn Độ không tự cô lập mình bởi cái gọi là văn hoá riêng. Người Ấn Độ, trong công việc, đồng hoá văn hoá của mình với văn hoá khách hàng. Họ luôn luôn "say yes". Khách hàng muốn họ làm CMMI-L3, họ làm ngay. Và thậm chí còn làm hơn như vậy nữa, họ làm CMMI-L5. Sau khi làm xong, họ thậm chí còn dạy lại cho người Mỹ cách làm những cái CMMI-L4/5. Bởi vậy, trong công việc, người Mỹ hoàn toàn không thấy sự khác biệt về văn hoá, về ngôn ngữ... Họ thấy hoàn toàn tin tưởng và thoải mái...

1. Tôi tự hỏi chính bản thân mình: Điều đó có thể áp dụng ở Việt Nam hay không?

Câu trả lời là không... Và không chỉ là Việt Nam, mà thậm chí ở cả Trung Quốc cũng vậy. Điều khác biệt đã được chứng minh bằng thực tế và bằng lịch sử.

Nếu như người Ấn Độ làm việc rất chuyên nghiệp (văn hoá Tây phương - đúng hơn là văn hoá Mỹ) nhưng cuộc sống xã hội rất đậm bản sắc văn hoá truyền thống. Thì ở Việt Nam hay Trung Quốc, người ta đang bắt đầu sống thực dụng theo kiểu xã hội phương Tây (một bộ phận, đặc biệt là giới trẻ) trong khi lại làm việc theo kiểu rề rà không chuyên nghiệp mà mình vẫn tự ru ngủ mình mỗi ngày: theo văn hoá phương Đông, theo kiểu truyền thống, theo những giá trị gia đình, có tình cảm...

Sự thay đổi, nhất là về văn hoá là khó kinh khủng… Nhưng có thật là không thể được?

2. Tôi chợt nhớ lại những lời của chính bản thân mình trước đây: văn hoá phương Tây chú trọng về khoa học, về tính thực tế, và chính vì vậy họ đi rất nhanh về kinh tế. Còn văn hoá phương Đông chú trọng về mối quan hệ giữa người với người và giữa con người với vũ trụ, với thiên nhiên nên họ duy trì được những nền văn hoá nhiều bản sắc, sản sinh những nhà tư tưởng lỗi lạc và tất cả những tôn giáo chính của thế giới.

Thế giới không thể không có phương Tây vì lúc đó thế giới sẽ trì trệ không phát triển. Và thế giới không thể không có phương Đông, vì khi ấy thế giới sẽ trở nên cực đoan, thái quá và thực dụng. Cũng giống như một chiếc compa, phải có cả hai chân: cả chân trụ và chân xoay đều quan trọng. Cũng giống như một gia đình, cả người chồng và người vợ đều quan trọng.

Và như trong một gia đình, muốn hạnh phúc, mỗi người cần phải tự thay đổi cho phù hợp với vai trò mới: là vợ hay là chồng, là cha hay là mẹ...

Áp dụng lại vào trong trường hợp này: Chúng ta đã thực sự biết mình muốn gì hơn chưa? Và chúng ta đã chuẩn bị được cái tâm thế cần thiết để có được cái điều mà mình lựa chọn hay chưa?

Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế mạnh, muốn con cái mình sống sung sướng, muốn xoá được nỗi nhục của một nước "nghèo" và "nhỏ", thì từng người trong chúng ta phải sẵn sàng cho nó. Chúng ta phải thay đổi tâm thế của mình: thay vì tâm thế "phán xét" hay "phản kháng", chúng ta hãy lựa chọn tâm thế "tiếp nhận" và "cộng tác". Thay vì tâm thế "bị động", chúng ta hãy sẵn lòng với tâm thế "chủ động".

Yêu cầu về sự thay đổi tâm thế ấy không chỉ dừng lại ở góc độ từng cá nhân riêng biệt: các doanh nghiệp, các tổ chức và cả chính phủ nữa, đến lượt mình, cũng phải "học" cách thay đổi tâm thế. Cái cách mà chúng ta đối xử, giáo dục nhân viên hay xã hội giáo dục thế hệ trẻ sẽ phải khác. Cái cách mà chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp cũng sẽ phải khác.

Tại sao, ở Trung Quốc, chính phủ sẵn sàng hỗ trợ 50% chi phí để các doanh nghiệp phần mềm lấy những chứng chỉ chất lượng quốc tế. Tại sao, Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng lập ra một vài uỷ ban hay các công ty lớn sẵn sàng bỏ ra vài ông tiến sĩ chỉ để ngồi học những cái hay mà Ấn Độ đang làm để áp dụng, còn mình thì không?

Tại sao những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất đều được người Ấn tổ chức học hỏi, cập nhật ngay trong tháng, thậm chí trong tuần, trong khi ở đây mình lại đóng cửa "cho rằng mình hay", và thậm chí còn cố gắng "try to invent the wheel"?

Cái tâm thế ấy cũng sẽ phải là cái tâm thế vươn đến tầm cao chứ không phải là cái "trung bình chủ nghĩa" đã ăn sâu vào đến tận xương tuỷ của xã hội: học vừa đủ để đậu, để ra trường có việc làm, làm vừa đủ để còn được tăng lương, lãnh đạo vừa đủ để dự án/phòng ban của mình không bị than phiền. Khi mà phần lớn nhân viên đều chỉ lo cho nồi cơm của riêng mình, thì cái doanh nghiệp ấy sẽ đi về đâu? Khi mà phần lớn mọi người đều an phận thủ thường thì cái xã hội của những con người ấy sẽ đi về đâu?

Một ngày tôi sẽ thấy nền IT Việt Nam từ chối những hợp đồng cỡ chục triệu đô vì quá nhỏ!

Và một ngày tôi sẽ thấy từng hàng người nối đuôi nhau vào Việt Nam để học hỏi cái hay của một đất nước, của một dân tộc muốn và dám thay đổi!

Nếu như, vâng nếu như ngày hôm nay từng người trong chúng ta thay đổi tâm thế của mình...

Câu chuyện thứ hai: Những sự vận động (Ghi từ blog của một chàng thạc sĩ 24 tuổi có nick là King Kong)

Tiếc là mình đã hỏi câu "Tại sao em chọn trường ấy?" hoặc "Em học trường ấy thì sẽ định ra làm gì?"nhiều lần, hầu hết đều khúc xạ đến các đấng sinh thành hoặc không trả lời được. Rất ít em xác định hoặc mong muốn được đầu ra sẽ thế nào. Hi, hình như ngày xưa mình cũng thế? Cả một sự thiệt thòi và lãng phí. Những tháng năm tự do, mạnh mẽ, sáng tạo, máu hiếu chiến hiếm có của cuộc đời.

Nhiều khi đi trên đường nhìn xe cộ tấp nập, chợt nhớ câu của một đại ca "Anh đang đi giữa dòng đời", lại lan man kiểu "Có khi nào trên đường đời tấp nập, ta vô tình đi lướt qua nhau?". Chiều hôm trước thấy một anh bán than, để vợ ngồi trong xe và đẩy đi, vừa đi vừa huýt sáo. Cũng lúc ấy, có một chàng cực "xì tin xì khói" cưỡi con SH đèo một em bé nõn nà phi qua, miệng chúm chím như cũng đang huýt sáo. Chả biết ai hạnh phúc hơn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vợ mình phải ngồi trong xe than nhỉ?

Chợt những chuyện lan man đó làm mình phải nghĩ đến một số người, một số câu chuyện quanh mình.

Thằng em thân tín, tài năng và ngoan ngoãn đã tự động rời bỏ một chỗ làm mà bạn bè và mình mất bao nhiêu thời gian mới tìm ra và hỗ trợ được, không một lời nhắn nhủ hay giải thích. Công việc đúng sở thích và sở trường, hoàn toàn tự do về giờ giấc, làm với những người giỏi, thu nhập không tệ, công ty hoành tráng, tương lai ngon... nói chung cậu tự nhận xét là rất ổn. Cũng chẳng biết sẽ làm gì tiếp theo, rồi đi đâu về đâu.

Gần 2 năm luyện sắt không thành. Vừa đến tận nhà cu cậu. Cậu không xác định được. Thiếu sức chiến đấu, thiếu động lực, thiếu tầm nhìn và khát vọng. Khó. Rất khó. Trước khi về, nhắc cậu một câu: "Anh sẽ không hỏi chú nữa, khi nào chú cần giúp gì thì qua anh, luôn luôn rộng cửa. Nhưng nếu anh qua nhà chú, mà chú không đủ khả năng kiếm cơm phải để vợ lo, thì đừng có mời anh uống rượu". Cuộc sống đang từng giờ chuyển động, sao lại đứng nhìn lâu thế hả em?

Ai đó nói: "Cuộc sống càng trống rỗng thì càng nặng nề"...

K.C

Monday, July 24, 2006

For soul: Lessons of Life

Bài số 1: Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: "Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?". Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: "Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?", ông ta trả lời: "Chắc chắn rồi", rồi ông nói tiếp: "Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào".

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.

Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

Bài số 2: Bài học về sự giúp đỡ

Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.

Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.

Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: "Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà."

Cuối thư là dòng chữ: "Chân thành - Bà Nat King Cole".

Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

Bài số 3: Bài học về lòng biết ơn

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: "Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?". "50 xu", cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: "Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?". "35 xu", người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

Bài số 4: Bài học về sự tự giác và trách nhiệm

Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.

Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.

Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: "Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây". Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.

Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

Bài số 5: Bài học về sự hy sinh


Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz - cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.

Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: "Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu".

Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: "Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?" Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.

Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh...

Cuộc sống có câu: "Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng".

Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

Saturday, July 22, 2006

Research: Handwriting Analysis

This is my handwriting analysis record (http://HandwritingUniversity.com)


For a graphologist, the spacing on the page reflects the writer's attitude toward their own world and relationship to things in his or her own space. If the inputted data was correct Luu has left lots of white space on the left side of the paper. Luu fills up the rest of the page in a normal fashion. If this is true, then Luu has a healthy relationship to the past and is ready to move on. The right side of the page represents the future and Luu is ready and willing to get started living now and planning for the future. Luu would like to leave the past behind and move on.


Luu has a very unusual lower zone y loop. If the data input is correct, Luu's y or g is large and opens up to the left side of the page. This is not a common trait, but the implications are very interesting. As you begin to study handwriting analysis, you will learn any loop indicates imagination. This lower loop indicates the amount of imagination Luu has regarding sex and physical things. So, his lower zone stroke is large, so his sexual imagination is large and open. Furthermore, because the loop is incomplete and extends to the left, this indicates a particular fascination with certain aspects of sexuality that have not been fulfilled, yet. In a nutshell, Luu is open to some very new ideas sexually and is willing to try anything once.




Luu is sarcastic. This is a defense mechanism designed to protect his ego when he feels hurt. He pokes people harder than he gets poked. These sarcastic remarks can be very funny. They can also be harsh, bitter, and caustic at the same time.


Luu is a practical person whose goals are planned, practical, and down to earth. This is typical of people with normal healthy self-esteem. He needs to visualize the end of a project before he starts. he finds joy in anticipation and planning. Notice that I said he plans everything he is going to do, that doesn't necessarily mean things go as planned. Luu basically feels good about himself. He has a positive self-esteem which contributes to his success. He feels he has the ability to achieve anything he sets his mind to. However, he sets his goals using practicality-- not too "out of reach". He has enough self-confidence to leave a bad situation, yet, he will not take great risks, as they relate to his goals. A good esteem is one key to a happy life. Although there is room for improvement in the confidence catagery, his self-perception is better than average.


In reference to Luu's mental abilities, he has a very investigating and creating mind. He investigates projects rapidly because he is curious about many things. He gets involved in many projects that seem good at the beginning, but he soon must slow down and look at all the angles. He probably gets too many things going at once. When Luu slows down, then he becomes more creative than before. Since it takes time to be creative, he must slow down to do it. He then decides what projects he has time to finish. Thus he finishes at a slower pace than when he started the project. He has the best of two kinds of minds. One is the quick investigating mind. The other is the creative mind. His mind thinks quick and rapidly in the investigative mode. He can learn quicker, investigate more, and think faster. Luu can then switch into his low gear. When he is in the slower mode, he can be creative, remember longer and stack facts in a logical manner. He is more logical this way and can climb mental mountains with a much better grip.



Luu will be candid and direct when expressing his opinion. He will tell them what he thinks if they ask for it, whether they like it or not. So, if they don't really want his opinion, don't ask for it!


Luu will demand respect and will expect others to treat him with honor and dignity. Luu believes in his ideas and will expect other people to also respect them. He has a lot of pride.


Luu uses judgment to make decisions. He is ruled by his head, not his heart. He is a cool, collected person who is usually unexpressive emotionally. Some may see him as unemotional. He does have emotions but has no need to express them. He is withdrawn into himself and enjoys being alone. The circumstances when Luu does express emotions include: extreme anger, extreme passion, and tremendous stress. If someone gets him mad enough to tell him off, he will not be sorry about it later. He puts a mark in his mind when someone angers him. He keeps track of these marks and when he hits that last mark he will let them know they have gone too far. He is ruled somewhat by self-interest. All his conclusions are made without outside emotional influence. He is very level-headed and will remain calm in an emergency situation. In a situation where other people might get hysterical, he has poise. Luu will work more efficiently if given space and time to be alone. He would rather not be surrounded by people constantly. In a relationship, he will show his love by the things he does rather than by the things he says. Saying "I love you" is not a needed routine because he feels his mate should already know. The only exception to this is if he has logically concluded that it is best for his mate to hear him express his love verbally. Luu is not subject to emotional appeals. If someone is selling a product to him, they will need to present only the facts. They should present them from a standpoint of his sound judgment. He will not be taken in by an emotional story about someone else. He will meet emergencies without getting hysterical and he will always ask "Is this best for me?"


People that write their letters in an average height and average size are moderate in their ability to interact socially. According to the data input, Luu doesn't write too large or too small, indicating a balanced ability to be social and interact with others.

Wednesday, July 19, 2006

Programming: Thinking about software engineer

Get from: http://blog.360.yahoo.com/blog-iveB6n89cqh0zy5ZuFiCuQ--?cq=1&p=1&n=28500

Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên?

Được nghỉ 3 ngày nên ngồi suy ngẫm về cái nghiệp lập trình viên mà mình đang theo đuổi. Image
Tường thuật từ một buổi ăn trưa
Một dịp hiếm hoi tôi được ngồi ăn trưa với mấy đứa bạn học chung hồi đại học. Cả bọn đều đang làm cho các công ty phần mềm lớn, ngót ngét cũng được hơn 2 năm rồi.

- Dạo này bên mày "cày" dữ không?
- Cũng như trước. Bị bên kia nó dí giữ quá.
.......
- Bây giờ tao nhận ra rằng đi làm phần mềm là một sai lầm. Tưởng rằng lương cao chứ thật ra chẳng bằng ai. Tao thấy mấy đứa bạn đi làm mấy ngành khác sướng hơn nhiều. Mấy đứa đi làm sales giàu quá trời.
- Còn mấy đứa bạn tao đi làm bên ngành ngân hàng cũng đã lắm.
- Tính ra thì học y hoặc dược hơi cực nhưng bây giờ đứa nào cũng ngon lành.

Câu chuyện tiếp tục với đề tài liên quan đến các ngành nghề khác. Ở thời buổi này thì cả bọn thấy làm nghế gì cũng sướng hết, vừa có thu nhập cao lại vừa lý thú, trừ cái nghề lập trình viên mà cả bọn đang theo đuổi!

Hỡi ôi! Cái nắng đổ lửa của Sài Gòn cũng không làm tôi choáng bằng nỗi băn khoăn về cái nghề mà mình đang theo đuổi. Ai cũng đổ xô đi học công nghệ thông tin, ai cũng nói ngành này là "hot" nhất, triển vọng nhất, tốt nhất, và sướng nhất. Image Thế mà ngay ở đây, những kỹ sư phần mềm mà kinh nghiệm làm việc còn ít hơn cả "kinh nghiệm" ngồi trên ghế giảng đường Đại học, với bao ước mơ, hoài bão và nhiệt huyết, lại có cái nhìn thực tế thật phũ phàng vậy.

Ok. Phần "tâm trạng" mở đầu như vậy là đủ rồi. Bây giờ tôi thử liệt kê những cái "nghĩ quẩn" của mình về nghề lập trình viên (hay là kỹ sư phần mềm, hay là chuyên viên phát triển phần mềm, hay là thợ code, hay là công nhân kỹ thuật cao, hay là những chuyên viết chat Yahoo! lén,...)

1) Làm phần mềm không có thu nhập cao
Đây là thực thế phũ phàng nhất đang đè nặng lên đầu óc của các lập trình viên chúng ta, nặng đến nỗi đôi lúc có người không thể đè nỗi phím Shift trên bàn phím. Image
Vâng, theo tất cả các khảo sát về tiền lương thì làm việc trong ngành CNTT sẽ có mức lương cao nhất.

Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Mức lương khởi đầu thì cao thật, nhưng sau đó thì... Làm sao ta có thể toàn tâm toàn ý fix bug được nếu như biết được đứa bạn cấp III của mình bây giờ đang làm cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài với mức thu nhập trên 10 triệu. Làm sao không thể nóng đầu được nếu như biết được lúc mới ra trường mức lương của nó chỉ bằng phân nửa của ta. Image
Vâng, lương khởi điểm thì cao nhưng tăng không nhanh. Có tăng thì cũng tăng không nhiều. Có nơi chịu tăng nhiều thì không có thưởng. Ngoài những cái đó thì chẳng còn thu nhập nào khác, cũng ít có cơ hội để "đánh lẻ" bên ngoài vì công việc chính đã quá bận rộn rồi.

2) Làm phần mềm lại rất cực
Cái cực đầu tiên là áp lực thời gian. Điều này thì không cần phải nói nhiều rồi. Image
Bây giờ nói đến môi trường làm việc. Nếu ai chưa từng làm phần mềm thì có thể hình dung thế này.
Thử tưởng tượng bạn bước vào một khu nhà rộng lớn, rất yên tĩnh và hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn bước đến cửa ra vào và biết rằng ở đây những người bảo vệ làm việc 24 giời/ngày, suốt 365 ngày/năm. Bước vào bên trong nữa, bạn sẽ thấy ở đấy không khí rất âm u, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Cũng dễ hiểu thôi, vì mọi nơi ở đây đều không có cửa sổ. Nếu có cửa sổ thì cũng luôn bị đóng kín lại.

Bạn bước vào sâu hơn nữa và thấy các căn phòng được ngăn ra, bên trong từng căn phòng lại được ngăn ra thành từng buồng nhỏ hơn nữa. Mỗi buồng đều có diện tích như nhau, rất chật hẹp, và được bài trí, trang bị vật dụng giống hệt nhau. Trong đó có đặt ít nhất một bộ máy vi tính, nhưng vì diện tích không gian quá nhỏ nên nó chiếm gần hết khoảng không, chỉ còn lại vừa đủ cho bạn ngồi vào đó. Bạn sẽ không thể đi lại thoải mái được, không thể nằm ra, thậm chí xoảy trở vận động cũng khó khăn vì quá chật hẹp.

À, bạn cũng phải đeo một cái thẻ có ghi một mã số trên túi áo. Bạn sẽ nhận ra rằng mọi người ở đây cũng đều đeo thẻ có mã số như vậy. Và bạn chỉ có thể tự do trong khoảng không gian chật hẹp của mình; bạn không được tự do đi sang khu vực khác, thậm chí không được sang buồng bên cạnh và đụng đến bất kỳ vật dụng gì ở đó.

Chưa hết, bạn không được làm ồn và ảnh hưởng, dù nhỏ nhất, đến những buồng xung quanh.

Và mỗi ngày sẽ có một người có chức vụ ở đây (tạm gọi là đốc công) đến giao cho bạn một số nhiệm vụ phải hoàn thành. Bạn sẽ làm việc trong buồng của mình, với những dụng cụ cung cấp sẵn. Không như những công việc ở thế giới bên ngoài, ở đây họ thực thi chế độ làm việc "tự do giờ giấc". Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là có những người ở cấp cao hơn nữa giao cho những viên đốc công các nhiệm vụ, và định các nhiệm vụ đó theo đơn vị thời gian là ngày, tuần, hoặc tháng. Đến phiên các đốc công này sẽ chia nhỏ các nhiệm vụ đó ra rồi giao lại cho những người như bạn. Điều kỳ lạ mới xảy ra ở đây. Cái mà viên đốc công nhận là một công việc cần n ngày, nhưng vì bạn được quản lý theo chế độ "tự do giờ giấc", cho nên cái gọi là n ngày đó hoàn toàn không có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể phải bỏ ra n nhân với 8 giờ để hoàn thành nó, hoặc có thể phải cần đến n nhân với 12 giờ, hoặc n nhân với 18 giờ, hoặc là (n+x+y+z) nhân với 18 giờ. Cái mà viên đốc công cần ở bạn là kết quả cuối cùng.

Được rồi. Tôi tạm dừng ở đây để hỏi bạn một câu:
Bạn nghĩ xem mình đang ở đâu?
Tôi tin rằng chín trên mười người được hỏi sẽ có cùng một câu trả lời: đó là cái nhà tù. Nơi mà người ta tách biệt mọi người ra riêng rẽ; nơi mà hoạt động suốt ngày, suốt đêm, suốt năm; nơi mà người ta nhét thật nhiều người vào ở theo nguyên tắc tối ưu hóa tối đa về diện tích sử dụng và sẵn sàng y sinh mọi yếu tố khác; nơi mà người ta chỉ quan tâm đến công việc có được hoàn thành hay không, chứ không cần chú ý đến chất lượng và thời gian bỏ ra; và là nơi mà với tất cả sự hy sinh và chịu đựng như vậy, những người bỏ ra gần hết thời gian của họ ở đó sẽ chỉ được tưởng thưởng rất ít; và việc tưởng thưởng sẽ phải đợi cho đến khi xong nhiệm vụ, hoặc đến một ngày cố định nào đó trong năm (gọi là ngày ân xá, hay còn gọi là đợt performance appraisal) - (hãy nhớ đến cách mà ba mẹ tưởng thưởng cho bạn: trước, trong khi, và sau khi làm xong việc đều được cả, và thưởng một cách vô điều kiện, nếu bạn đậu đại học vào tháng 8 thì ba mẹ không bao giờ phải đợi đến tháng 12 mới thưởng cho bạn, thậm chí ngay từ tháng 5, tháng 6 cũng có thể khích lệ cho bạn rồi; bây giờ hãy so sanh với cách mà nhà tù trên thưởng cho bạn Image Bạn thhích cái nào hơn? Image
Nhưng ngoài chín người đó vẫn còn một người có câu trả lời hoàn tòan khác: nơi đây là một công ty phần mềm. Người đó không ai khác là một lập trình viên. Image

3) Nghề lập trình chẳng giúp gì cho gia đình được
Người Việt mình đi làm ngoài chuyện kiếm tiền là mục tiêu đầu tiên, còn sau đó thì muốn có thể "giúp đỡ" cho gia đình, họ hàng vào những dịp quan trọng. Ví dụ: chồng của con của em ruột của bà ngoại của tôi làm một chức lớn trong ngành hàng hải ở ngoài Hà Nội, nên gia đình tôi có "vấn đề" gì về chuyển hàng hóa đi nơi khác là OK liền Image; hoặc nếu như chị họ của chị dâu của anh họ xa của bạn làm ở phòng tín dụng ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng vay tiền để mua nhà hơn; hoặc là bạn học cũ hồi cấp II của mẹ tôi có một người bạn thân có người em gái ruột làm ở bộ phận Răng - Hàm - Mặt bệnh viện Chợ Rẫy, nên khi đứa cháu trai của anh rể của tôi cần đi nhổ một cái răng sâu, chắc chắn nó sẽ được ưu tiên vào trước mà không phải đợi lâu; ngoài ra, cháu bé này khi xin vào lớp 1 cũng rất dễ dàng vì một người họ hàng xa ở ngoài Bắc của tôi là bạn thời chiến đấu với vợ của ông hiệu trường của trường cấp I trọng điểm trong khu vực. Image
Vậy, tôi có thêm một câu hỏi dành cho bạn:
Tính từ lúc đi làm lập trình viên đến giờ, hãy kể ra một lần nào đó mà gia đình hay họ hàng của bạn đã "nhờ vả" bạn được việc gì đó?
Tôi tin rằng phần lớn các lập trình viên đều không trả lời được câu hỏi này.

Vậy một câu hỏi dễ hơn:
Hãy nhìn xung quanh trong công ty phần mềm mà bạn đang làm, kể cả những người có chức vụ và thâm niên cao nhất, bạn có thấy họ "giúp đỡ" được cho gia đình việc gì chưa?
Hầu hết các lập trình viên cũng không thể trả lời được câu hỏi này.

Bởi vì khi bạn dành gần hết thời gian trong ngày của mình ngồi trước máy vi tính để viết chương trình, bạn sẽ chẳng có được một "lợi thế" nào khác trong cuộc sống, ngay trước mắt và về sau này. Thậm chí một người bạn của tôi đi làm marketing cho tập đoàn hóa mỹ phẩm, thoạt nhìn cũng chẳng có "ưu thế" gì đặc biệt, nhưng thật ra hằng tháng cũng được công ty cho nào là dầu gội đầu, sửa tắm, kem đánh răng, sản phẩm riêng dành cho chi em phụ nữ Image,... hoàn toàn miễn phí. Ông bác làm bảo vệ kiêm soát vé ở sân vận động thì thỉnh thoảng đem được nhiều vé mời về cho gia đình. Người bạn khác làm kiến trúc sư thì có thể vẽ nhà dùm tôi với giá hữu nghị mà chất lượng thật bảo đảm. Còn bạn, bạn có thể đem được cái gì về? Đem cái chương trình mà ngay cả bạn dù viết ra nó cũng không hình dung người ta sẽ sử dụng ra sao? Hay là giúp đỡ họ hàng mình khi họ cần fix một vài cái bug trong một cái phần mềm nào đó. Image Thậm chí, một số bạn của tôi, đi du học lên cao để chuyên tâm làm nghiên cứu, thoạt nhìn thì có vẻ "vô tích sự" đối với gia đình, nhưng ngẫm lại thì cũng đem về nhà được cái danh là "ông tiến sĩ", "ông thạc sĩ". Còn nếu bạn đi làm lập trình viên, dù có được ra nước ngoài đi công tác, thì bà hàng xóm bên cạnh nhà cũng chỉ biết rằng: "thằng đó nó đi xuất khẩu lao động". Image

4) Làm phần mềm thì sẽ ít cơ hội được giao tiếp với bên ngoài

Bởi vì bạn phải dành gần hết thời gian trong cuộc đời của mình trong một không gian chật hẹp, với phía trước là làm màn hình vi tính, hai bên trái và phải là hai vách ngăn, còn ngay phía sau lại là một lập trình viên khác cũng đang ngồi trong thế tù túng giống bạn. Đấy, thế giới của bạn hạn hẹp như thế. Bạn rời mắt khỏi màn hình, nhìn ra xa xăm, và chẳng phải đợi lâu khi mắt của bạn bị dội ngay lại bởi bức tường trước mặt. Lần cuối cùng mà bạn thấy ánh sáng mặt trời khi đang làm việc là khi nào? Phần lớn những người không bao giờ hình dung nổi mình có thể sống trong một căn nhà không bao giờ có ánh sáng tự nhiên, thế mà họ không nhận ra rằng mình dành hết thời gian ban ngày ở một môi trường khủng khiếp như vậy. Image
Đáng buồn thay, ở trong một mội trường như vậy còn khiến cho bạn ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bạn sẽ ít khi gặp được những người mà bạn yêu thương, ít có điều kiện làm quen được với những người có thể giúp thay đổi cuộc đời hay sự nghiệp của bạn một cách tích cực. Khi bộ óc của bạn lúc nào cũng chỉ hoạt động trong 2 trạng thái: suy nghĩ logic (lúc bạn làm việc và đi học thêm vào buổi tối) và ngủ, chắc chắn bạn sẽ bị thui chụt đi rất nhiều khả năng cảm nhận cảm xúc của người đang nói chuyện với mình, hay khả năng biểu lộ suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và đầy xúc cảm.

Ồ không, bạn không hề cô đơn trong thế giới riêng của mình, vì bây giờ khoa học kỹ thuật đã phát triển rất cao. Có 2 phát minh vĩ đại có thể giúp cho bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài dù bạn ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào: điện thoại di động và online messenger (ở VN thì có thể gọi luôn là Yahoo! Messenger, hay IM, vì nó quá phổ biến). Nhưng thật ra thì chúng chỉ làm cho thế giới của người lập trình viên tồi tệ thêm thôi. Hãy nghĩ về người mà bạn yêu thương nhất. Có thể bạn đã quá quen thuộc với khả năng gọi đến người đó, hay là nghe được giọng nói của người đó bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Hãy nghĩ lại thử xem. Thế ngoài giọng nói của người đó, bạn có thể nghe được tâm trạng, đọc được cảm xúc trên khuôn mặt người đó, nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng trái tim của mình không? Hãy nghĩ lại thử xem. Có bao giời bạn thấy buồn cười không khi bạn trao đổi với người đó hằng ngày, mà người đó cũng không ở xa bạn, nhưng đến một hôm bạn chợt nhận ra người đó đã ốm đi rất nhiều, có vẻ mệt mỏi hơn rất nhiều, khi bạn có được thời gian hiếm hoi gặp mặt. Hãy thử nghĩ lại xem. Bạn có thể gọi đến người đó bất kỳ khi nào bạn muốn, nhưng liệu điện thoại di động có giúp cho bạn biết đúng lúc nào đó mà người đó cần bạn đến nhất không. Không thể rồi. Chỉ có ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt, hơi thở của người đó mới giúp bạn nghe ra được điều đó. Những tín hiệu này thì còn rất lâu khoa học kỹ thuật mới có thể giúp bạn được.

Hay như tôi đây, trước khi biết đến YM, tôi có thể viết một hơi mười mấy trang giấy, biểu lộ cảm xúc của mình qua từng từ ngữ, chấm câu, ngắt đoạn. Còn bây giờ tôi dùng phần lớn thời gian để suy nghĩ xem chèn cái emotion nào (Image, Image , Image, Image, Image ) để thay cho sự bất lực trong cách thể hiện cảm xúc của mình.

Tóm lại, bất kỳ ai cũng cần một cuộc sống cân bằng, vừa có thế giới riêng tư vừa có thể giới bên ngoài. Công việc lập trình viên có thể khiến cho cuộc sống của bạn mất cân bằng. Bạn có thể giải quyết bằng cách chữa trị đúng vào nguyên nhân của vấn đề (sự mất cân bằng), hoặc bạn có thể chọn cách chữa trị vào các triệu chứng (ít giao tiếp, tách biệt với thế giới bên ngoài). Phần lớn lập trình viên đều chọn cách thứ hai, và họ dành thật nhiều thời gian cho điện thoại di động và YM. Bất kỳ ai cũng hiểu điều đơn giản này: không thể tin vào một bác sĩ chỉ biết chữa bệnh bằng cách tìm mọi cách dứt cho được triệu chứng, cái mà bệnh nhân cần là chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân và chữa được nguyên nhân của căn bệnh.

Điện thoại di động và YM chỉ giúp lập trình viên chữa trị các triệu chứng. Nó là những phương tiện thông tin tốt, đặc biệt tốt với những ai có cuộc sống cân bằng. Nhưng nó là một thảm họa đối với những ai có cuộc sống không cân bằng. Hầu hết mọi lập trình viên đều có cuộc sống không cân bằng.

5) Làm lập trình viên không "cao cấp" như mọi người nghĩ
Mọi người thương quan niệm ngành CNTT là ngành khoa học trình độ cao, hay là kỹ thuật cao (high-tech). Bởi vậy ai cũng cho rằng làm phần mềm là ngành kỹ thuật cao. Ở đâu sắp mở khu công nghệ cao, ở đấy người ta sẽ tìm cách chào đón các công ty phần mềm vào đầu tiên.

Thực sự không phải như vậy. Làm phần mềm không phải là kỹ thuật cao, ngược lại là khác, nó chính là ngành kỹ thuật thấp (low-tech). Công việc mà tôi đang làm là gì? Đó là chuyển những yêu cầu chưa rõ ràng của khách hàng thành những mã lệnh của máy vi tính. Chấm hết. Chẳng có gì là high-tech cả. Nếu nói thông dịch viên là một ngành kỹ thuật cao thì thật là buồn cười, còn tôi thấy nói rằng làm phần mềm là một ngành kỹ thuật đỉnh cao thì còn buồn cuời hơn.

CNTT là một ngành high-tech, và một khoa học cao cấp. Chính xác.
Nhưng làm phần mềm không phải là CNTT, và càng không phải là high-tech.

Những người nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết lập trình, về các khoa học cơ bản cho ngành phần mềm là high-tech. Các lĩnh vực về compiler, database, AI (trí tuệ nhân tạo), robot, kể cả về cấu trúc dữ liệu và thuật toán,... đều có thể xem là high-tech. (À, mà hiện nay ở Việt Nam người ta đổ xô học lên cao để đi theo những cái high-tech này, nhưng có thật họ có làm những việc high-tech ở trong đó không thì tôi sẽ có dịp trình bày sau Image).

Còn làm phần mềm lại ở một cấp thấp hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc tôi cần làm để chuyển yêu cầu thành các mã lệnh là sử dụng các cấu trúc dữ liệu, các thuật toán đã sẵn có. Chẳng có gì là high-tech cả. Làm phần mềm mà một kỹ nghệ (engineering) chứ không phải là khoa học (science) hay là nghiên cứu (research) gì cả.

Bây giờ trở lại với công việc thực tế của lập trình viên. Các sinh viên ngành CNTT đều mơ mộng về một công việc rất high-tech, trong đó mình có thể tìm ra những thuật toán mạnh mẽ, những lý thuyết mới mẻ, những mô hình độc đáo, sáng tạo. Những chỉ sau 1,2 năm làm việc thì đều vỡ mộng vì thấy rằng công việc thực tế lại quá low-tech, quá "cơ bắp".

Sử dụng lý thuyết sẵn có để làm ra phần mềm chính là kỹ nghệ phần mềm, cái này thì chằng có gì là high-tech theo như cách hiểu của mọi người cả.

Còn nếu muốn tìm ra những lý thuyết mới thì đó là một lĩnh vực hoàn toàn khác. Có thể rất high-tech, nhưng ở VN có lẽ có rất ít công ty tạo điều kiện để làm việc này. Còn ở nước ngoài có thể vào những bộ phần nghiên cứu phát triển ở các công ty lớn mà làm. Mà công việc đó thì cũng không còn được gọi là software engineering nữa.

Vậy thì bị kịch của lập trình viên là gì? Đó là phải làm một công việc rất low-tech trong khi đầu óc lại luôn mơ về một công việc high-tech. Hậu quả: công việc cực khổ, cơ bắp, nhàm chán, và chẳng có gì mới mẻ.

Có thể hiễu nỗi khổ này của lập trình viên bằng cách hình dung một anh chàng lúc nào cũng mơ mộng trở thành một nhà toán học lỗi lạc, trong khi công việc hằng ngày là phải tính toán sổ sách cho một cửa hiệu tạp hóa. Image
ooOoo

Nãy giờ tôi nhìn vào nghề lập trình viên bằng suy nghĩ phiến diện, tiêu cực. Bây giờ thử bỏ chiếc mũ màu đen trên đầu, bỏ cả cặp mắt kính đen Image ra, đội chiếc mũ màu vàng vào, ngước lên bầu trời trên cao, nhìn thấy ánh sáng mặt trời vàng rực. Vậy thử tìm cách nhìn nghề lập trình viên bằng con mắt lạc quan xem thế nào.

Nhưng trước hết thì phải đi uống nước ép trái cây đã.

Tường thuật từ một buổi ăn tối

Lại có một dịp khác tôi có dịp đi ăn tối với các người bạn của một người bạn của tôi. Thành phần thì đủ cả: dược sĩ, nhân viên bán hàng, marketing, giáo viên, người không có việc làm và người chưa có việc làm.

- Biết vậy hồi trước tao học ngành CNTT thì bây giờ sướng rồi.
Tôi giật mình và tiếp tục chăm chú lắng nghe.
- Ừ! - Một người khác nói. - Làm cái đó lương cao mà không phải lo lắng, chạy vạy nhiều.
- Làm ngành của tao nhìn bên ngoài thì đã thật, nhưng nhiều cái mình không thích nhưng cứ phải ráng mà chịu đựng, nhìn bọn làm phần mềm thảnh thơi mà thấy thèm.

À há! Khi mình thay đổi cách nhìn vào cùng một việc, mình sẽ thấy được nhiều điều quan trọng hơn. Vậy thì thử đội mũ vàng vào và nhìn mọi việc một cách tích cực và yêu đời xem.

1) Làm phần mềm thật là vui
Không có nhiều công việc trên đời này tự bản thân nó đem lại niềm vui như khi làm phần mềm.

Bằng chứng thì rất dễ tìm thấy. Hãy đến một công ty phần mềm vào buổi tối, vào ngày cuối tuần, thậm chí là ngày lễ, bạn sẽ thấy có một vài nhân viên vẫn đang ở công ty mày mò tìm hiểu, viết thêm một số phần mềm chẳng liên quan đến công việc, cũng chẳng để kiếm tiền. Họ mày mò chỉ đơn giản vì họ thích, vì nó hay, vì nó vui. Ngoài ra, những công nghệ mới liên quan đến phần mềm, và ngay cả bản thân chiếc máy vi tính, đều có thể đem lại niềm vui và sự thích thú cho người sử dụng. Tôi luôn thấy nhiều nhân viên ở lại công ty để duyệt web, chơi game bằng máy vi tính. Ngoài ra còn có vô số điều lý thú khác để làm với máy vi tính.

Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy một nhân viên kế toán hay tài chính ở lại công ty để "chơi" với mấy cái sổ sách cả. Image Tôi cũng chưa thấy ở nhà máy nào có công nhân tình nguyệnở lại để "quậy" với mấy cái máy mọc cả. Hay những người làm sales, họ sẽ làm gì sau khi hoàn thành công việc? Chẳng có gì trong công việc để "giải trí" cho họ cả. Có lẽ bia, rượu, thuốc lá, đồ nhắm thì vui hơn chăng? Image
Dĩ nhiên cũng có người ở lại để mày mò tìm hiểu thêm về công việc. Nhưng mục đích chủ yếu là để nâng cao kiến thức chuyên môn và thăng tiến. Đây là một phạm trù khác. Cái mà tôi muốn nói đến là niềm vui, là động lực tự nhiên, vô tư.

Tôi còn nhớ khi mình tham gia đội dự tuyển bóng đá ỏ trường hồi cấp II, sau giờ tập luyện mệt nhọc, tất cả chúng tôi đều ở lại để chia làm hai phe đá banh tiếp. Chẳng phải để rèn luyện gì cả, chỉ bởi vì đá banh thì vui, chơi với bạn bè thì rất vui.

Tôi còn quen một anh bạn làm nhân viên trong bệnh viện, chưa hề đi học chính thức về tin học, nhưng khi rảnh rỗi vẫn tự đọc sách để việt máy chương trình bằng VB để phục vụ cho công việc của mình và đồng nghiệp. Hay một ông bác tự mày mò học viết chương trình đơn giản, học thiết kế đồ họa để tự làm web cho mình. Thật là vui và thật là say mê. Họ cũng rất vui nếu tôi tặng họ những cuốn sách hay hay gửi cho họ những chương trình mẫu hữu ích.

Ngược lại, tôi chưa có dịp tặng những cuốn sách kiểu như "Nhập môn kế toán", "Nghệ thuật bán hàng" cho ai đó mà tôi quen, để họ có thêm thú vui tiêu khiển. Image
Một công việc mà bản thân nó có thể đem lại niêm vui, sự thích thú một cách tự nhiên, vô tư, thì đó chắc chắn là một công việc tốt về lâu dài.

2) Làm phần mềm hướng mình đến những mục tiêu tốt đẹp
Ở bất kỳ công ty phần mềm nào, nhân viên luôn được khuyến khích:
  • Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn.
  • Rèn luyện ngoại ngữ.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày,...
  • Chăm chỉ, có trách nhiệm,....
Nếu bạn thực hiện tốt những việc trên, bạn sẽ được đền đáp về nhiều mặt: thu nhập, chức vụ,... Nghĩa là bạn cần đặt những mục tiêu tốt đẹp, và thực hiện những kế hoạch tốt đẹp.

Những công việc khác thì thế nào? Ai cũng hiểu mục tiêu của ngành y là cao đẹp, nhưng để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp thì phần lớn bác sĩ phải thực hiện những kế hoạch chẳng tốt đẹp tí nào. Image Bây giờ thì thầy cô giáo cũng phải chạy xô, ép buộc học sinh rất nhiều. Image Thậm chí cũng có những công việc mà cả mục tiêu và kế hoạch đều không cao đẹp tí nào cả. Chẳng hạn mục tiêu cuối cùng là phải rút ruột được khách hàng, chén ép người khác,.... ImageImageImage
Nói dễ hiểu hơn, môi trường làm phần mềm bản thân nó là nơi tạo điều kiện cho mọi người nỗ lực vì những mục tiêu cao đẹp, để mọi bên đều có lợi (Win/Win). Còn nhiều công việc khác, nếu muốn tốt cho mình thì phải bon chen, thủ đoạn, nói chung lợi cho mình thì hại cho người khác và ngược lại (Win/Lose hoặc Lose/Win).

3) Làm phần mềm có thể giúp đem lại thu nhập cao
Lương bổng của kỹ sư phần mềm thì không thể giúp mình làm giàu được. Tính ra lại không bằng những ngành khác. Nhưng thử nghĩ lại xem, có ai làm giàu chỉ bằng đồng lương của mình không? Image

Trước tiên, hãy xem lại mục tiêu của bạn là gì?
  1. Kiếm một công việc có lương cao nhất?
  2. Có được tài chính để mình đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống?
Nếu mục tiêu của bạn là 1, thì làm phần mềm không phải là công việc phù hợp. Mà thật ra cũng khó có một công việc phù hợp với mục tiêu này, vì ngay khi bạn kiếm được một công việc có mức lương cao hơn, bạn sẽ lại thấy (hay nghe đồn thấy) có một công việc có lương cao hơn nữa.

Còn để đạt được mục tiêu thứ 2, bạn cần làm tốt 3 điều:
  1. Biết cách kiếm tiền.
  2. Biết cách tiêu tiền.
  3. Biết cách dùng số tiền còn dư lại để sinh ra nhiều tiền hơn.
Nghĩa là, làm việc và làm giàu là hai việc hoàn toàn khác nhau. Kẻ nào cố gắng nhập chung lại để giải quyết cùng một lúc cuối cùng chỉ thêm thất vọng mà thôi.

Điều tuyệt vời là thế này: làm phần mềm là công việc rất tốt để bạn hoàn thành tốt điều thứ nhất trong 3 việc trên. Tuyệt vời hơn nữa là bạn có thể kiếm tiền một cách lương thiện. Image
Nếu muốn có nhiều tiền hơn, cái mà bạn cần không phải là một công việc mới, mà là học và làm thật tốt hai điều còn lại. Dĩ nhiên, trên đời cũng có thể có công việc có mức lương quá tốt đến nỗi bạn không cần quan tâm đến hai điều còn lại. Nhưng nó sẽ rất hiếm, và dù sao thì thực hiện tốt cả 3 điều vẫn dễ dàng và căn cơ hơn là chỉ cần làm đều thứ nhất.

Khi nào có thời gian, tôi sẽ nói nhiều hơn về vấn đề "cơm áo gạo tiền này". Image

4) Làm phần mềm tạo điều kiện có được cuộc sống cân bằng


Muốn sống hạnh phúc thì chúng ta phải khỏe mạnh về thể chất lẫn đầu óc. Mà đối với mỗi thứ, cách tốt nhất để nó khỏe mạnh là phải vận động.

Làm phần mềm là cách tốt nhất để vật động đầu óc. Nói chung các công việc liên quan đến dịch vụ, làm việc văn phòng, dạy học, nghiên cứu, ít nhiều cũng giúp vận động đầu óc. Sau khi kết thúc công việc, bạn có thể sử dụng thời gian rảnh để vận động tay chân, chơi thể thao, làm những việc khác để bồi bổ cơ thể. Thật là dễ dàng (dĩ nhiên nếu bạn chịu cố gắng Image).

Những người làm công việc tay chân, cơ bắp thì không được thuận lợi như vậy. Tôi từng có thời gian làm rồi nên biết rõ. Sau một ngày làm việc đầu óc mệt nhoài, tôi có thể dễ dàng vận động gân cốt cho cân bằng. Nhưng sau một ngày làm việc tay chân rã rời, thật không dễ tí nào để dành thêm thời gian để vận động đầu óc. Đọc sách, chơi ô chữ, luyện vài bài toán Image Không đời nào làm được. Khả thi nhất là nằm dài xuống và coi một bộ phim lê thê, ướt át của Hàn Quốc. Cái đó thì thật ra chẳng giúp vận động đầu óc được một tí gì hết.

Một số công việc khác cũng độc hại không kém. Làm sếp chẳng hạn, hay đi tiếp khách để bán hàng cũng vậy. Bia rượu, thuốc lá, và có khi thêm mấy cái khoản nếu-không-nói-ra-thì-ai-cũng-hiểu, Image thật là một tai họa cho thể chất lẫn đầu óc. Image Uống xong một chai bia phải mất gần 1 giờ đồng hồ chạy bộ để khắc phục sự cố; nếu uống hết một két bia chắc phải mất hết một ngày không ăn uống gì để chạy bộ. Image

5) Và thử suy nghĩ tích cực về những suy nghĩ tiêu cực trước đó


Nếu mình làm phần mềm thì gia đình không "nhờ vả" gì được. Nhưng nếu nghĩ kỹ lại, thì thật là tốt. Ai trong chúng ta đều có gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen để có thể "nhờ vả" những dịp như vậy. Thế thì khi nào mình cần, hay gia đình mình cần, thì cứ việc nhờ những người đó giúp đỡ. Image

Tôi muốn làm công việc mà mình yêu thích, làm người thực sự có ích; còn mấy việc "linh tinh và rắc rối" đó, chắc chắn có rất nhiều người có thể giúp đỡ tôi. Điều ngược lại thì tôi không muốn làm tí nào. Còn bạn thì sao?


Còn muốn tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn? Công việc lập trình đúng là không cho phép bạn tiếp xúc với nhiều người bên ngoài, nhưng đó là trong công việc. Lập trình không hề ngăn cản bạn sử dụng thời gian còn lại để làm những việc đó.

Đối với tôi, điều tuyệt vời nhất của công việc là nó không cho phép tôi gặp quá nhều người. Image Có nghĩa là nó sẽ giúp tôi không phải gặp những người mà tôi không thích, những người mà tôi và họ không đem lại sự thay đổi tốt đẹp cho nhau. Có nghĩa là nó giúp tôi quý trọng thời gian của mình, thời gian mà lẽ ra tôi phải dành cho những người tôi yêu thương nhất, những người yêu thương tôi nhất, những người có ý nghĩa đối với tôi nhất trong gia đình, công việc, sở thích,... Khi nhìn ra xung quanh, tôi thấy mình không thể làm một số công việc đơn giản bởi vì để làm tốt những việc đó, tôi phải hy sinh những điều có ý nghĩa nhất đối với tôi, để có được những điều mà thật ra chẳng có ý nghĩa gì về lâu dài cả, tôi phải làm bởi vì người ta yêu cầu tôi làm, hay là vì muốn được bằng như những người khác. Image

Vậy làm phần mềm thì lý thú hay là quá "cơ bắp"? Cũng nói về phần mềm, có người làm những việc rất high-tech, nhưng có người lại làm việc rất low-tech.

Thế nào là high-tech? Bạn có thể đọc cuốn sách "Nghệ thuật lập trình máy tính"
Thế nào là low-tech? Bạn thử đọc qua cuốn sách "Code Complete" Tôi đã đọc gần hết cuốn Code Complete, và đã từng cố gắng đọc cuốn "Nghệ thuật lập trình máy tính", nhưng chỉ được vài chương của tập I là bỏ cuộc. Từ đó tôi hiểu mình thích hợp với phần low-tech khi làm phần mềm.

Điều hấp dẫn khi làm mấy cái low-tech này là gì? Image Đó là tư duy để hiểu đúng vấn đề cần giải quyết, phân tích những giải pháp có thể rồi chọn là giải pháp tốt nhất, dùng những kiến thức và công nghệ hiện có (những cái hiện có thôi, còn muốn tìm ra cái mới thì không thuộc về phạm trù ở đây nữa) để thiết kế giải pháp đó, hiện thực, rồi kiểm tra. Tất cả những việc trên luôn đặt dưới áp lực thời gian, áp lực về chất lượng.

Dĩ nhiên, nếu công việc lập trình là đáng chán thì nguyên nhân không phải bởi vì bản chất công việc là đáng chán; mà nguyên nhân là có sự khác biệt giữa nguyện vọng của bạn và thực tế bạn đang làm. Trong trường hợp đó, cái mà bạn cần không phải là một chức vụ mới (tôi không bao giờ muốn làm sếp để sai những người cấp dưới làm những việc mà bản thân tôi cũng thấy "è lưỡi"), không phải là một công ty mới, mà là một trong 3 cách:
  1. Một công việc hoàn toàn mới, để thay đổi cái hiện tại.
  2. Một suy nghĩ hoàn toàn mới, để thay đổi cái nguyện vọng.
  3. Cả 1 và 2.
Tóm lại, mệnh đề "Làm phần mềm chẳng có gì cao sang và thật chán" là sai. Image