Wednesday, July 25, 2007

Toán học vị Toán học hay Toán học vị nhân sinh?


06:51' 19/04/2006 (GMT+7)

Lời toà soạn: Sau khi VietNamNet đăng loạt bài nhiều kỳ về HSG quốc tế và loạt bài "Toán học Việt Nam" của GS Toán ĐH Toulouse Nguyễn Tiến Dũng, có nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà kinh doanh và những người quan tâm đến Toán đã chia sẻ những suy nghĩ xung quanh vấn đề này.

Nhận thấy, đây là vấn đề có nhiều đìều để nói, chúng tôi tiếp tục đăng tải những tranh luận, có thể, sẽ ít nhiều có ích trong việc mang lại một nhận thức tổng quát về Toán học, khoa học tại Việt Nam.

Toán học vị Toán học hay Toán học vị Nhân sinh?

Soạn: AM 754215 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bùi Quang Ngọc: "Việt Nam chưa cần đầu tư cho Toán lý thuyết"

"Toán lý thuyết chỉ phục vụ sự phát triển nội tại của nó. Toán ứng dụng phục vụ các ngành khác. Ở VN hiện tại, rất cần Toán ứng dụng, trong khi chưa thấy vai trò của Toán lý thuyết.

Chúng ta chưa cần phát triển Toán lý thuyết. Nên để dành tiền của và nhân lực cho nhiều ngành khác thiết thực hơn, vị nhân sinh hơn".

Đó là nhận định của ông Bùi Quang Ngọc, Phó TGĐ Công ty FPT, trong cuộc trao đổi với VietNamNet, cuối tháng 2.

Ở Việt Nam, Toán lý thuyết chưa có ích

Anh có theo dõi loạt bài về HSG quốc tế và những tranh luận xung quanh Toán học thời gian qua?

Tôi theo dõi khá kỹ và thích nhất bài phỏng vấn anh Trung Hà. Thật và sắc. Có thể cách diễn đạt của anh ấy hơi thái quá, nhưng hầu hết các nhận định và tư tưởng của anh ấy là đúng, dưới con mắt của tôi.

Anh cũng là dân khoa học chuyển sang kinh doanh. Những người như các anh dễ "đồng cảm" khi nhìn mọi thứ dưới con mắt thực dụng?

Cách nhìn của anh Hà gọi tên là "thực tế" thì đúng hơn. Nhìn nhận mọi việc đúng thực tế của nó, nên xem là một ưu điểm.

Tôi từng gắn bó nhiều với Toán. Tôi học chuyên Toán ở phổ thông, học tiếp Toán lý thuyết ở ĐH, làm luận án Tiến sỹ về Tin học, trong đó sử dụng khá nhiều kiến thức Toán.

Nhưng, tôi cũng sớm xa rời Toán, vì sớm nhận ra rằng mình làm cái khác thì sẽ có ích hơn cho chính mình và cho xã hội.

Có lẽ tôi gần Trung Hà ở nhận thức này. 

Một trong những nhận định của Trung Hà là "Toán học ít có ích cho xã hội". Anh cũng đồng ý với điều này?

Phân tích sâu thì các anh nhà Toán học sẽ bảo là chưa đủ hiểu về Toán thì đừng phát biểu linh tinh (cười). Ở đây, tôi chỉ nói nôm na dưới những nhận định của mình.

Toán học được chia ra thành: Toán lý thuyết (phát triển cho nội tại Toán học) và Toán ứng dụng (phát triển để phục vụ các môn khác, ngành khác), mặc dù nhiều trường hợp ranh giới này không được rõ ràng.

Tôi nghĩ, thứ "Toán" mà anh Hà đang nói đến là Toán lý thuyết, tức là ngành học nghiên cứu các vấn đề nội tại của Toán học.

Bàn về thế giới là chuyện xa xôi, nhưng ở VN thì Toán lý thuyết chưa có ích lắm.

Chi tiết hơn, trong cách phân loại mà anh đề cập, lấy những yếu tố gì để tách bạch 2 "loại" Toán này?

Tôi muốn mượn ý của cuộc tranh luận giữa các cụ Hoài Thanh và Hải Triều ngày xưa để thêm một cách gọi khác, dễ cảm nhận hơn: Toán lý thuyết là Toán học vị Toán học và Toán ứng dụng là Toán học vị Nhân sinh.

Trước hết, Toán học tự thân nó không phải là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu trực tiếp cho nền kinh tế, cho phát triển xã hội.

Những ngành khoa học khác như Lý, Hóa, Sinh... (KH tự nhiên) hay Khảo cổ, Lịch sử, Luật... (KH xã hội), ngày nay còn có các ngành KH công nghệ như CNTT hay CN Vật liệu, mới trực tiếp cần cho kinh tế, xã hội.

Toán, mà cụ thể là Toán ứng dụng chỉ là công cụ cho các môn đó, ngành đó. Còn Toán lý thuyết chẳng phục vụ ngành nào cả, ngoài sự phát triển của bản thân nó.

Trong hoàn cảnh VN hiện tại, theo tôi, Toán lý thuyết không đóng góp được nhiều và cũng chưa cần đầu tư phát triển.

Toán học chỉ là công cụ

Tạm đặt Toán lý thuyết sang một bên, anh đánh giá thế nào về đóng góp của Toán ứng dụng?

Toán ứng dụng cần thiết trong việc giải quyết mọi bài toán thực tiễn, trong việc giảng dạy ở tất cả các trường dù ở khối kỹ thuật, kinh tế hay xã hội.

Qúa dễ để chỉ ra sự ứng dụng của nó.

Phân tích dữ liệu, mô phỏng, dự báo, mô hình hóa, quy hoạch trong Xây dựng, Giao thông, Hàng không, Quân sự... là Toán ứng dụng.

Giải mã ADN của con người, xây dựng Cơ sở dữ liệu, mã hóa thông tin, vận hành bộ máy kinh tế, quản lý... là Toán ứng dụng.

Nhưng, liệu có thể đặt câu hỏi rằng, nếu không có Toán lý thuyết thì sẽ không phát triển được Toán ứng dụng?

Chỉ các nhà Toán lý thuyết mới đặt ra các vấn đề Toán học lý thuyết, giải quyết chúng, phát triển lên. Và cũng chỉ họ mới hiểu được chúng.

Trong khi đó, Toán ứng dụng vẫn đi từ các đòi hỏi của thực tế, các vấn đề thời đại... và phát triển cũng như phục vụ cuộc sống một cách mạnh mẽ.

Các nhà Vật lý nổi tiếng như Newton, Einstein có thể nói cũng là các nhà Toán học vĩ đại.

Newton đã đóng góp rất nhiều cho môn Toán giải tích khi ông giải các bài toán của Vật lý cổ điển. Einstein đã có những phương trình nổi tiếng để chứng minh thuyết tương đối (rộng và hẹp) của ông. Nhưng với họ, Toán chỉ là công cụ để giải quyết các bài toán Vật lý. Họ vẫn là các nhà Vật lý học xuất chúng.

Vai trò của Toán là rất lớn, không thể thiếu trong khoa học, kinh tế, xã hội. Nhưng đó là Toán ứng dụng, Toán vị nhân sinh. Còn Toán lý thuyết thuần túy, vị trí của nó không như vậy.

Vậy thì vị trí của "nó" ở đâu, khi "nó" vẫn đang tồn tại?

Toán lý thuyết vẫn tồn tại và tất nhiên vẫn phải có nó. Nhưng, hãy nhìn nhận đúng vị trí của nó. Thử xem giải Nobel, giải thưởng khoa học danh giá nhất không có giải dành cho Toán.

Điều này hình như có lý do riêng (báo chí vẫn nói, nhà bác học Nobel, người sáng lập giải thưởng mang tên ông không đặt ra Nobel Toán vì không ưa các nhà Toán học - PV), nên có lẽ ý kiến này không thoả đáng?

Nobel là nhà khoa học lớn, có tầm nhìn rộng. Khi quyết định như vậy, có lẽ ông ấy cũng nhận thấy Toán chỉ có vai trò công cụ, chứ không hẳn vì bị một nhà Toán học nào đó cuỗm mất người yêu, như lý do người ta vẫn dùng để giải thích lâu nay.

Ban đầu chỉ có Nobel Vật lý, Hoá học, Y học. Về sau, người Thuỵ Điển đã cho thêm các giải Nobel Hòa bình, Kinh tế, Văn học... những lĩnh vực rất vị nhân sinh, nhưng vẫn không có Toán.

Nếu lấy những giải thưởng lớn làm thước đo tầm quan trọng của Toán học, thì còn những ví dụ khác, chẳng hạn giải thưởng Fields?

Liệu mấy ai hiểu được và thấy lợi ích của các giải thưởng Toán lý thuyết? Còn ngay như "Thuyết tương đối" của Einstein, đã có nhiều quyển sách viết về nó mà rất nhiều người trình độ trung bình có thể hiểu các kết quả cơ bản của nó, thấy được cái hay, cái cao siêu của nó.

Thêm một thực tế nữa, người bình thường nhớ đến Mendel (di truyền học), Newton, Einstein, Edison (vật lý học), Mendeleep (hoá học), Pasteur (vi trùng học), đến Bill Gate (như một kiến trúc sư phần mềm, chưa nói về tài năng kinh doanh), chứ mấy ai nhớ đến các nhà Toán học, trừ những "cụ"  thời cổ đại: Pythagore, Euclide…

Anh cho rằng, việc các nhà Toán học không được "quen mặt, thuộc tên" như những cá nhân xuất sắc trong các ngành khác, vì Toán lý thuyết ít tính vị nhân sinh?

Thử hình dung, nếu một người trí tuệ đặc biệt như Bill Gate say mê học Toán và làm Toán, thì chúng ta sẽ thiệt thòi bao nhiêu?

Có thể thế giới sẽ có thêm một nhà Toán học xuất chúng, nhưng khi đó sẽ không có những tư tưởng thực sự "cách mạng" đã làm thay đổi cách sử dụng máy tính cá nhân vào việc xử lý thông tin hàng ngày của mỗi chúng ta, không có một quý ông hào phóng đã đóng góp từ thiện nhiều tỷ đô la Mỹ cho việc nghiên cứu các bệnh hiểm nghèo, vào các quỹ đào tạo và giáo dục.

Tóm lại, một người giỏi, làm Toán có thể tốt. Nhưng nếu họ cống hiến cho một lĩnh vực khác, thì hứa hẹn giá trị to lớn hơn nhiều.

Việt Nam từng sai lầm trong chiến lược đào tạo nhân lực?

Soạn: AM 754213 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nhiều thế hệ HSG Việt Nam đã được hướng vào học Toán.

Quay trở lại ý anh nói ở trên "Ở VN, Toán lý thuyết không đóng góp được nhiều và chưa cần phát triển". Anh lấy những gì làm cơ sở, để chứng minh điều này?

Xin nhắc lại, Toán học chỉ là công cụ của các khoa học và công nghệ khác.

Ở nước ta, người giỏi Toán lý thuyết có lẽ chưa cần thiết bằng người giỏi Sinh học, Luật, Y, Dược hay khoa học Quản lý (ngành đang rất cần cho VN).

Trong một thời gian dài, ngành Toán đã có một vị trí, một sự tôn vinh quá mức. Chúng ta đã mất cân đối, phí phạm khi mà các HS học giỏi nhất đều được phân công học Toán ở ĐH. Tôi nghĩ đây là một sai lầm.

Xin lỗi, anh vừa nói "sai lầm"?

Đúng, sai lầm. Thế hệ chúng tôi rất biết ơn và kính trọng bác Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học (nay là Bộ GD-ĐT) những năm 70. Bác rất yêu quý học sinh chuyên Toán hồi đó. Bác từng tặng vé các trận bóng đá quốc tế tại sân Hàng Đẫy, từng gỡ những trường hợp vướng lý lịch để được đi học nước ngoài hay vào ĐH.

Nhưng bác ấy đã phạm "sai lầm" là rất ưu ái Toán, có lẽ vì bác cũng là dân Toán.

Thời đó, khi cử người đi học nước ngoài, có bao nhiêu HSG bác ấy cho đi học Toán trước tiên, rồi mới đến Vật lý, Hóa học, Sinh học (theo thứ tự học giỏi) và cuối cùng, xin lỗi, mới đến học Luật (xét cụ thể trường ĐH của tôi ở Liên Xô những năm 1970, 1980).

Với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của VN, đáng lẽ 2 ngành Sinh học và Luật phải được ưu tiên hơn, vì VN là một nước nông nghiệp lạc hậu và còn phát triển thấp về Luật pháp, một nước mới ra khỏi các cuộc chiến tranh triền miên, cần nhanh chóng phục hồi để đi lên. Thế mà thế hệ chúng tôi chỉ biết đến Toán, chỉ được bồi dưỡng thêm về Toán, luôn luôn được giáo dục về vẻ đẹp của Toán học.

Rất may, hình như các bạn trẻ không còn ham Toán như chúng tôi khi xưa.

Tức là anh nghĩ nên khuyến khích thế hệ trẻ bớt say mê Toán?

Phương pháp Toán học bao giờ cũng có giá trị. Nên học giỏi Toán trong lĩnh vực của mình, biết cách vận dụng nó để giải quyết công việc. Đó là việc cần làm dù ở bất cứ vị trí nào. Đó cũng là cách trân trọng, say mê Toán học theo hướng vị nhân sinh.

Nhưng, nên khơi dậy để các bạn trẻ đi vào những ngành khác, hơn là làm Toán.

"Xuất khẩu chất xám" là nguỵ biện

Loạt bài "Toán học Việt Nam" của anh Nguyễn Tiến Dũng đề cập đến nhiều vấn đề  Toán học nói riêng và khoa học VN nói chung, nhận được sự quan tâm của khá nhiều độc giả. Cách nhìn nhận của anh, với tư cách một người ngoài cuộc?

Công nhận anh Dũng có tâm huyết và đặt ra nhiều vấn đề đáng nói, nhưng tôi khá bức xúc vì thấy có rất nhiều điều không ổn trong đó.

Ví dụ?

Anh Dũng nói, người VN làm khoa học ở nước ngoài nên nhìn nhận là "xuất khẩu chất xám". Ngụy biện! Nguỵ biện hết sức. Ai xuất khẩu? Chẳng ai cả. Các anh ấy toàn tự đi tìm bến đỗ cho mình, nếu để ý, cũng có khi có vài bến đỗ rồi mới dừng chân.

Xuất khẩu phải là một chủ trương, chính sách (ví dụ xuất khẩu lao động), có tổ chức, có chủ thể (các công ty xuất khẩu), có hàng hóa (các công nhân). Người xuất khẩu phải thu về được cái gì đó, nhất là tiền bạc. Ngoài ra, để gọi là xuất khẩu thì số lượng phải đủ lớn.

Việc một số trí thức VN làm việc ở nước ngoài đều không rơi vào các tiêu chí trên. Không có sự chủ động, không là đường lối chính sách, số lượng thì rất nhỏ.

Khoan đi sâu vào sự đúng sai trong cách gọi tên sự việc, bản thân anh đánh giá hiện tượng này có lợi không, cho chúng ta?

Tôi cũng đang muốn đặt một big question với phát hiện hồn nhiên của anh Dũng: "Xuất khẩu chất xám có lợi cho Việt Nam".

Thử xem, các anh ấy có lợi gì cho VN? Một vài buổi hội thảo tại đây mà tôi tin rất ít người dự vì Toán học là môn mà chỉ khác đi một tý là không thể trao đổi gì với nhau (Toán có nhiều chuyên ngành hẹp, trong đó có những ngành trên thế giới chỉ có khoảng vài chục chuyên gia). Một vài khoá giảng dạy ngắn hạn hay vài suất NCS cho một vài bạn trẻ ham mê Toán, mà tôi tin là bây giờ số đó không nhiều.

Sản phẩm của họ là những bài báo, đa phần lý thuyết được gọi là cao siêu, được đăng ở các tạp chí mà chỉ những người làm Toán mới biết đến.

Tôi có nhiều bạn bè làm Toán, làm Vật lý lý thuyết nên biết rõ những giá trị, những đóng góp của các bài báo đấy cho VN.

Nói thêm về hiện tượng "chảy máu chất xám" (tạm dùng từ này khi anh không đồng ý với từ của anh Dũng). Phải chăng, chúng ta đã lãng phí khi không giữ chân được nhiều người giỏi?

Nếu để ý hơn, sẽ thấy có rất nhiều trí thức từ các nước thế giới thứ 3 đến các nước tiên tiến làm việc, và cả một dòng chảy từ Nga, từ Đông Âu sau khi hệ thống XHCN sụp đổ ở châu Âu.

Tôi chẳng có con số thống kê, nhưng thấy có hàng nghìn nhà khoa học như thế đang hoạt động tại các nước phát triển. Họ cũng sống, làm việc và định cư lâu dài ở đó như các nhà khoa học VN ở xứ người. Có gì đáng nói đâu nhỉ?

Cuộc sống phương Tây chấp nhận họ, vì họ góp một phần kết quả khoa học. Và họ lựa chọn như vậy, vì những gì mà cuộc sống và công việc ở đó mang lại.

Thời gian trôi đi, đất nước đổi thay rất nhiều về kinh tế, công nghệ, xã hội, lối sống, họ khó có thể đi cùng nhịp với chúng ta. Sẽ có những nhìn nhận khác nhau. Cuộc sống là thế.

Tôi nghĩ chúng ta không phải quá dằn vặt về chuyện này. Đó là thực trạng, là bài toán chung của rất nhiều nước kém hay đang phát triển.

Nói một cách ngắn gọn, "ở lại" là họ chọn con đường tốt hơn cho chính họ trước. Đấy là điều thường tình thôi, tôi ở cương vị của họ, chắc tôi cũng làm như thế. 

Nhưng, nếu vừa được chọn cách sống hợp lý cho mình, vừa được thông cảm rằng tại đất nước chẳng biết sử dụng... thì không công bằng lắm. Chúng ta cần sòng phẳng hơn.

Con người quan trọng hơn điều kiện

Nhưng, phải nhìn nhận một thực tế, với cơ chế hiện tại, chúng ta chưa thực sự khuyến khích khoa học phát triển?

Giải quyết vấn đề này là chuyện ở tầm vĩ mô. Đó là việc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Nhà nước phải có chính sách thay đổi và cũng phải lưu ý những hiện tượng như vậy. Phải nghiên cứu để có những điều chỉnh, những cải thiện tốt hơn cho môi trường khoa học của VN.

Tất nhiên ở các nước phát triển sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn cho cá nhân các nhà khoa học.

Tuy nhiên, thời buổi này, với hỗ trợ của công nghệ, việc nghiên cứu có lẽ không phụ thuộc khoảng cách địa lý là mấy. Qua Internet, vẫn có thể học hỏi và sử dụng những tri thức mới được cập nhật thường xuyên, có thể trao đổi (voice chat), thậm chí thực hiện hội thảo (video conference) với những người cách xa hàng ngàn cây số... 

Đôi khi, việc gây cản trở không chỉ là điều kiện thiết bị mà là môi trường khoa học không hiện đại và thiếu chuyên nghiệp?

Không phủ nhận là ta chưa có một môi trường thuận lợi và ưu ái với các nhà khoa học. Nhưng, đó không phải lý do căn bản về việc khoa học VN còn phát triển thấp.

Tôi ví dụ, cũng trong hiện trạng VN, nhiều ngành, như CNTT hay Viễn thông, ban đầu ta ở mức xuất phát điểm rất thấp, nhưng đến giờ có thể nói, khoảng cách giữa ta với các nước phát triển không hề lớn. Đặc biệt là ngành Viễn thông của ta, tôi cho là phát triển rất nhanh, rất sát với thế giới.

Có lẽ còn những lý do khác, về con người, về năng lực, về quản lý, về tầm nhìn...

Xin anh cho những ví dụ cụ thể hơn?

Tiền đầu tư, hay điều kiện, hay môi trường, tôi vẫn xếp sau một số yếu tố khác.

Anh Dũng có nói (và đó chắc cũng là suy nghĩ của nhiều nhà khoa học VN ở nước ngoài) rằng "nếu một người tài như anh ABC nào đó mà ở VN thì....", rằng "ở nơi XYZ nào đó đầu tư thế kia, mới được thế nọ", tôi lại muốn phản biện tiếp.

Khi xưa, nhiều nhà khoa học đáng kính của ta như Hoàng Tụy, Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, Nguyễn Văn Hiệu, Đào Vọng Đức… vẫn làm rất tốt công việc nghiên cứu ngay tại VN. Và mấy vị tiền bối như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ... theo Bác Hồ từ Pháp về nước, vẫn có những công trình khoa học, kỹ thuật rất có giá trị phục vụ trực tiếp cho VN.

Quan trọng là có đủ tài hay không.

Không phải "một bài báo có đầu tư 50.000$ sẽ giá trị hơn bài báo 1.000$".

Những công trình về mổ cắt gan của GS Tôn Thất Tùng ra đời khi mà người VN không biết đồng đô la là cái gì. Trong kháng chiến chống Pháp, GS Đặng Văn Ngữ vẫn làm ra thuốc kháng sinh penexiline phục vụ đồng bào, chiến sỹ.

 GS, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa đã chế tạo các vũ khí không giật trong lòng núi rừng Việt Bắc, góp phần vào thắng lợi thực dân Pháp.

Thời chống Mỹ, các nhà khoa học VN đã nghiên cứu thành công việc phá bom từ trường chống lại sự phong tỏa các cửa biển, cũng như đã cải tiến hệ thống tên lửa phòng không bắn hạ các máy bay khổng lồ B52 của Mỹ.

Nhiều kết quả của GS Hoàng Tụy về lý thuyết tối ưu cũng ra đời tại VN, mà tôi tin là các kết quả này cũng có chất lượng không dưới "50.000$".

Làm lý thuyết, nhất là trong thời đại Internet bây giờ, ở VN chắc cũng có nhiều kết quả. Và cùng một kết quả khoa học, tôi trân trọng nếu nó làm đuợc tại VN hơn nhiều so với được làm ở nước ngoài. Vì tôi tâm niệm, "Con không chê cha mẹ nghèo, người xa xứ không chê quê mình khó".

Còn nhiều thứ cần hơn cho đất nước nghèo khó của chúng ta

Soạn: AM 754203 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các SVVN tại trường ĐH Bách Khoa Paris (Polytechnique), Pháp

Trở về với mục đích chính của buổi trao đổi, anh nhấn mạnh nhiều lần đến sự lãng phí nếu dùng người giỏi làm Toán. 

Chúng ta là VN, nói thẳng ra, chúng ta còn nghèo khó, đang tìm đường để phát triển lên văn minh. Nếu chúng ta là những người Mỹ, người Đức… thì câu chuyện nó khác. Chúng ta là VN thì chúng ta mới nói những câu chuyện như thế này.

Có thể 50 hay 70 năm nữa, khi phát triển hơn, chúng ta sẽ gặp những vấn đề giống các nước phát triển bây giờ. Lúc đó, sẽ lại phải có những định hướng khác, phù hợp hơn.

Định hướng phát triển cho hoàn cảnh hiện tại mà anh đang đề cập cụ thể là gì?

Vấn đề tôi muốn nói ở đây là tối ưu hoá khi đào tạo nguồn nhân lực. Thực sự VN không có quá nhiều người giỏi như chúng ta vẫn tự hào.

Chúng ta không có nhiều cá nhân xuất sắc, nhưng số lượng người giỏi chắc cũng không ít. Đấy là nhận định của rất nhiều đánh giá tổng kết hay kế hoạch đào tạo nhân tài. 

Không, chẳng nhiều đâu. Tại chúng ta tuyên truyền tốt thôi.

Chẳng hạn, giải thưởng của anh Ngô Bảo Châu, có lẽ cũng nên đặt đúng tầm của nó. Đơn giản, bạn có để ý và quan tâm, năm 2005 giải Clay được trao cho ai không? Tôi chắc chắn là không.

Ngày xưa, như lứa chúng tôi, cũng tưởng mình là tinh hoa của đất nước (cười). Học ở nước ngoài, gặp mấy sinh viên Do Thái thì "mất điện".

Nói chung, theo tôi, người giỏi của ta ít. Mà ít, thì đơn giản thôi, phải khéo dùng.

Một số nhà khoa học nhận định, VN cần thêm "ít nhất 50 Tiến sỹ Toán mỗi năm" trong vòng 20 năm tới. Đó cũng là một đánh giá nghiêm túc, và ra kết quả khác anh?

Những vấn đề dạng này, tôi nghĩ phải có tính toán cụ thể, xác thực dựa trên những yếu tố thực tế, hiện trạng, nhu cầu và cả khả năng đáp ứng.

Tôi rất muốn biết các anh ấy tính toán thế nào để thuyết phục về sự hợp lý của con số này.

Trong bài phỏng vấn, nếu để ý, chính anh Dũng cũng lơ mơ khi nói đến dự án của mình. Đã làm TS Toán thì đến 90% họ chọn đường ở lại, vì môi trường khoa học cơ bản của VN chưa thể đáp ứng ngay được nguyện vọng làm việc của họ (như chính anh ấy nói).

Mà, người VN làm Toán ở nước ngoài, có lợi ích gì với đất nước, tôi đã nói ở trên.

Thế thì VN cần thêm mỗi năm 50 ông TS Toán làm gì, tôi vẫn chưa tư duy ra. Thậm chí việc mỗi năm tìm ra ngần ấy bạn trẻ có nguyện vọng này, tôi cũng thấy nan giải.

Tóm lại, theo anh, giới trẻ VN nên học những ngành khác, hơn là Toán?

Tất nhiên, một khi làm Toán là lẽ sống của bạn, thì hãy làm Toán. Tôi đã có người bạn bỏ học ngành Hóa dầu ở Liên Xô về nước để được học Toán và anh ấy vẫn say mê Toán học đến bây giờ.

Tôi tôn trọng niềm say mê của các nhà Toán học VN. Mỗi người có một đam mê và hoàn toàn có thể tự chọn hướng đi cho riêng mình.

Nhưng, ở góc độ phục vụ cho sự phát triển đất nước hiện nay, các bạn trẻ nên đi vào các ngành KH ứng dụng, các KH công nghệ vì đây là những lĩnh vực đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà.

Xin được nhắc lại ý của anh Trung Hà, nếu người (VN) giỏi đi làm Toán sẽ rất lãng phí. Còn biết bao cái thực tế hơn, vị nhân sinh hơn, cần hơn cho đất nước còn nghèo khó của chúng ta. Toán lý thuyết có vẻ đẹp nội tại của nó, nhưng lúc này chưa cần thiết.

Chưa cần, nhưng chính anh cũng thừa nhận "có thể 50, 70 năm nữa sẽ cần thiết", mà khoa học cơ bản không thể xây dựng trong thời gian ngắn. Một đất nước mà thiếu lực lượng làm khoa học cơ bản thì...?   

Thiếu thì đi thuê. Có nhiều cách đầu tư. Ai chẳng biết là đầu tư cho khoa học cơ bản sẽ tốt, nhưng liệu có phải là tối ưu cho VN không?

 Hãy nhìn Singapore, họ bỏ tiền ra mời rất nhiều chuyên gia giỏi của thế giới đến làm việc, trong các Viện nghiên cứu, các trường ĐH và hiệu quả lớn hơn nhiều so với sử dụng của "nhà trồng được".

Số tiền họ trả cho các chuyên gia ấy, trông thì có thể lớn hơn nhiều so với tiền lương của nhà khoa học bản xứ, nhưng thực ra lại là tiết kiệm hơn rất nhiều so với tiền đầu tư để tự nghiên cứu.

Wednesday, July 18, 2007

Chủ tịch hội đồng quản trị VN Direct - bà Phạm Minh Hương

Chủ tịch hội đồng quản trị VN Direct - bà Phạm Minh Hương:
Khi thị trường tham lam thì mình phải sợ hãi
16:50:17, 19/04/2007
Hoàng Ly (thực hiện)

Đang rất thành công với vị trí Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn Ngân hàng Citbank, Phạm Minh Hương nộp đơn xin thôi việc. Vài năm sau đó, khi đang rất thành công với vị trí Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) thì Hương cũng đột ngột xin nghỉ. Cho đến nay, không có nhiều người hiểu được lý do vì sao Phạm Minh Hương lại có các quyết định lạ lùng như vậy!?


Khi thị trường sợ hãi thì mình phải tham lam và khi thị trường tham lam thì mình phải sợ hãi

Những "bí ẩn" của việc rời Citibank và SSI

* Đang thành công tại Citibank, sao chị lại xin nghỉ việc?

- Sau một thời gian dài làm việc tại Citibank từ lúc thành lập ngân hàng tại Việt Nam (năm 1994) cho đến khi Citibank trở thành Ngân hàng nước ngoài có quy mô hoạt động lớn nhất trong các ngân hàng nước ngoài của nước ta tại thời điểm đó, tôi đã học và tích lũy khá nhiều kinh nghiệm. Khi đã đạt đến một trình độ nào đấy rồi thì tôi luôn thấy mình cần nhiều tự do hơn để thể hiện ý tưởng của mình. Tại Citibank, tôi không có nhiều cơ hội cũng như nguồn lực cần thiết để biến ý tưởng thành hành động.

* Thời điểm chị gia nhập SSI là tháng 9.2003 cũng là lúc Thị trường chứng khoán Việt Nam lâm vào tình trạng tồi tệ nhất trong lịch sử, chỉ số VNIndex tụt xuống mức 137 điểm. Tại sao chị lại quyết định chuyển sang lĩnh vực chứng khoán vào thời điểm đó ?

- Có lẽ mọi người ở trong thị trường thì cảm thấy nó tệ. Lúc đó, với con mắt của một người làm tài chính thì tôi nhìn nhận đó là thời điểm tốt nhất và không có thời điểm nào tốt hơn. Tôi rất lạc quan và đã dồn gần như toàn bộ tài sản của mình lúc đó để mua lại cổ phần của một người bạn tại SSI. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ, với những kinh nghiệm mình có và với tiềm năng của thị trường thì không có lý do gì mà mình không phát triển được.

* Cuối năm 2005, khi chị rời SSI thì SSI đã thực sự trở thành công ty chứng khoán số 1 trên thị trường. Tại sao chị lại ra đi?

- Sau gần 3 năm làm việc tại SSI, tôi cùng các cộng sự của mình đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở Citibank trước đó, tại SSI tại thời điểm đó tôi đã không có toàn quyền để xây dựng nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các ý tưỏng và dự án mà mình mong muốn. Đôi khi đầu tôi muốn nổ tung bởi những ý tưởng và ước muốn hành động. Chúng tôi muốn xây dựng SSI trở thành một định chế tài chính có khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính một cách toàn diện với một nền tảng hạ tầng và đội ngũ có uy tín nhất trên thị trường. Tôi cảm thấy rất tự hào là SSI ngày hôm nay đã thực sự thành công. Giá như chúng tôi quyết tâm thực hiện nhiều hơn về mặt đầu tư hạ tầng công nghệ và đội ngũ con người  thì có thể SSI hôm nay sẽ không có đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tại SSI không có nhiều người tin vào tính thực tiễn của những ý tưởng này.

* Như vậy là lý do chị ra đi khỏi SSI và Citibank trước đây giống nhau hoàn toàn?

- Khi rời Citibank thì 100% là tôi muốn đi do vị trí ở đó không còn đủ thử thách nữa; còn ở SSI thì khác. Tôi chưa bao giờ có ý định rời hoàn toàn khỏi SSI mà chỉ có ý định tạm rời khỏi vị trí Tổng giám đốc điều hành và sẽ giữ một vị trí khác để giúp SSI có thể phát triển một cách toàn diện các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vì một số lý do mà dự định đó không được thực hiện. Cũng có thể là do thị trường lúc đó cũng chưa đủ chín để chấp nhận những ý tưởng của tôi. 

* Xin được hỏi thẳng thắn: Lý do mà chị không nói đó có phải là sự khác nhau về quan điểm giữa chị và ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI ?

- Thực tế là tôi đã không thể thành công ở SSI nếu không có được sự tin tưởng và chia sẻ của anh Hưng về ý tưởng cũng như chiến lược. Còn về việc khác nhau về mặt quan điểm về lúc này hoặc lúc khác trong công việc cũng là chuyện bình thường trong việc quản trị và

Chấp nhận rủi ro khi có thể, nhưng phải hiểu được mình đang chấp nhận những rủi ro gì; nếu không hiểu, tôi sẽ không bao giờ đầu tư, dù điều đó có thể đem lại những khoản lợi nhuận như thế nào chăng nữa

điều hành một công ty lớn mà thôi.

* Có bao giờ chị có cảm thấy tiếc khi rời SSI khi công ty bắt đầu phát triển rất hoành tráng?

- Khi rời SSI, tôi rất buồn. Như đã nói ở trên, tôi chưa bao giờ có ý định rời khỏi SSI hoàn toàn nên tôi chưa hề có tiệc chia tay tại SSI và tôi cũng chưa nhận một món quà chia tay nào từ các cộng sự tại SSI. Cũng giống như ngày xưa ở SSI, tôi vẫn có cảm giác mình ở Citibank và luôn nói về Citibank, thì bây giờ ở IPA (Công ty cổ phần đầu tư I.P.A - bà Hương làm Tổng giám đốc), ở VN Direct (Công ty chứng khoán VN Direct - bà Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị), SSI vẫn là một phần quan trọng trong cuộc đời của tôi. SSI là nơi tôi may mắn có cơ hội làm việc để xây dựng bản lĩnh và kinh nghiệm; đó là những tài sản quan trọng giúp tôi và các cộng sự của mình xây dựng IPA và VNDirect của ngày hôm nay.

Tuy nhiên, nếu nói tiếc như ý anh hỏi thì tôi không tiếc. Tôi đi khỏi SSI chỉ có một mình và phải xây dựng lại mọi thứ từ đầu, công việc vô cùng khó khăn, nhưng thực tế cho tôi thấy là cơ hội sau còn lớn hơn cơ hội trước. Bắt đầu với số vốn điều lệ 50 tỉ đồng, sau 2 năm I.P.A đã có vốn điều lệ 500 tỉ đồng với tổng tài sản đang quản lý hơn 2.000 tỉ đồng. Với Công ty chứng khoán (CTCK) VNDirect, chỉ sau chưa đầy 1 năm hoạt động, chúng tôi đã có đội ngũ trên 100 nhân viên cùng một nền tảng hạ tầng về công nghệ giúp cung cấp các dịch vụ tài chính với một chuẩn mực dịch vụ mới.

Muốn trở thành một Citibank của Việt Nam

* Tại sao rời SSI thì chị không lập ngay VNDirect mà lại thành lập I.P.A rồi sau đó mới thành lập VNDirect?

- Lúc rời SSI, tôi không có ý định thành lập công ty chứng khoán. Nói thực lòng là tôi rất ngại, vì tôi quá hiểu để xây dựng được công ty chứng khoán thì cần phải có một đội ngũ chuyên gia hùng hậu có năng lực mà tôi chỉ có một mình. Và tôi cũng hiểu việc xây dựng lại một đội ngũ như chúng tôi đã từng xây dựng tại SSI khó khăn như thế nào. Nhưng lập một công ty đầu tư với quy mô ban đầu ở mức vừa phải thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn. Trong một cuộc trao đổi với một công sự, chúng tôi nảy ra ý tưởng đặt tên công ty của mình là I.P.A Investments với 3 chữ đầu là viết tắt của 3 từ Ideas (Ý tưởng), Passion (Niềm đam mê) và Attitude (Thái độ). Đó cũng là giá trị cốt lõi của công ty mà tôi và các cộng sự cùng chia sẻ: I.P.A là một đội ngũ của những con người luôn tràn đầy ý tưởng sáng tạo, với niềm đam mê cháy bỏng và một thái độ tích cực trong mọi tình huống.

* Sau đó, điều gì đã xui khiến chị quyết định thành lập VNDirect?

- Sau khi thành lập I.P.A, tôi tình cờ gặp lại một người bạn cũ. Người bạn đó đã cổ vũ tôi và khích lệ tôi cùng chung sức thành lập nên VNDirect của ngày hôm nay và đó cũng là chính là giám đốc điều hành của VNDirect. CTCK là một định chế tài chính trung gian, nhưng chúng tôi muốn xây dựng CTCK VNDirect mà ở đó nền tảng về công nghệ và giải pháp dịch vụ sẽ giúp khách hàng tham gia trực tiếp vào thị trường, xóa đi cảm nhận về vai trò trung gian của CTCK. Tôi cũng xin nói thêm là chính vì muốn xây dựng một CTCK có nền tảng công nghệ hàng đầu trong số các CTCK hiện nay, chúng tôi đã phải dồn rất nhiều công sức và tâm sức để xây dựng hệ thống hạ tầng về công nghệ và chúng tôi từng bỏ qua rất nhiều cơ hội kinh doanh mới. Thế nhưng, chúng tôi không nghĩ mình mở CTCK để tận dụng cơ hội thị trường của 2 - 3 năm tới, mà muốn xây dựng một định chế tài chính hùng mạnh trường tồn. Khát vọng của chúng tôi là sẽ trở thành một Citibank của Việt Nam trong tương lai. Chúng tôi chọn slogan của mình là "VNDirect - Your Investment Home" với ý nghĩa: đến với VN Direct, bạn đã đến với ngôi nhà đầu tư của chính mình.

* Khi chị xây dựng VNDirect, điểm khác biệt với SSI nằm ở đâu ?

- Tôi mang đến cho VNDirect những kinh nghiệm và kiến thức mà tôi đã có được khi còn làm việc ở SSI nhưng VNDirect không chỉ có mình tôi. Chúng tôi là một đội ngũ và mọi người dính kết với nhau bằng một sức mạnh tổng hợp.

* Quay lại câu chuyện về SSI, chị có nghĩ rằng chị thành công trên phương diện kinh doanh tại SSI nhưng chưa thành công trong việc làm cho các nhân viên dưới quyền tại SSI hiểu mình ?

- Có lẽ đúng như vậy. Nếu như ngày đó tôi dành nhiều thời gian chia sẻ với nhân viên nhiều hơn, không chỉ những người làm việc trực tiếp với tôi và với cả những người không có cơ hội làm việc nhiều với mình, thì chắc là chúng tôi sẽ đồng hướng với nhau nhiều hơn. Cũng có một lý do là lúc đó tôi quá bận với các công việc có liên quan đến kinh doanh và tìm kiếm khách hàng, nó chiếm tới 90% thời gian của tôi và tôi dành ít thời gian cho vấn đề trao đổi nội bộ với nhân viên. Sau khi rời SSI, tôi mới cảm nhận rõ ràng được điều này.

Vì thế, tại I.P.A và VNDirect, tôi dành rất nhiều thời gian cho việc trao đổi nội bộ và nhường việc đi làm kinh doanh cho cộng sự khác. Đồng thời, quan niệm về thành công của tôi cũng đã thay đổi. Trước đây, khi tôi kiếm được một khách hàng, ra một quyết định đầu tư đem lại cho công ty nhiều tiền bạc thì tôi coi đó là một thành công. Bây giờ, tuyển được một người, đào tạo họ và đưa họ trở thành một người thành công thì với tôi, đó mới là một thành công thực sự. Tại VNDirect, tôi có một cộng sự mà trước kia là một người rất nhút nhát. Sau một thời gian làm việc tại VNDirect, cộng sự đó nói với tôi: "Chị biết không, bây giờ em làm được những việc mà trước đây em chưa bao giờ em tưởng tượng là em sẽ làm được những việc đấy...". Câu nói đó làm tôi "bay lên mây" suốt cả một ngày.

Bí quyết của người đứng đầu I.P.A

* Vào thời điểm hiện nay, có rất nhiều người đi đầu tư chứng khoán dù không hiểu gì về chứng khoán và họ vẫn thắng lớn. Nếu chị không làm trong ngành tài chính thì chị có làm như họ không ?

- Tôi luôn nghĩ đầu tư là một việc cần thiết, nhưng đầu tư chứng khoán đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn nhiều so với các ngành khác, nếu mọi người muốn đầu tư thực sự.

Trước đây, khi tôi kiếm được một khách hàng, ra một quyết định đầu tư đem lại cho công ty nhiều tiền bạc thì tôi coi đó là một thành công. Bây giờ, tuyển được một người, đào tạo họ và đưa họ trở thành một người thành công thì với tôi, đó mới là một thành công thực sự

Còn bây giờ, mọi người vẫn dùng từ "chơi chứng khoán", việc đó là phải theo thị trường và đòi hỏi một kỹ năng hoàn toàn khác.

* Vậy triết lý đầu tư chứng khoán của chị là gì ?

- Chấp nhận rủi ro khi có thể, nhưng phải hiểu được mình đang chấp nhận những rủi ro gì; nếu không hiểu, tôi sẽ không bao giờ đầu tư, dù điều đó có thể đem lại những khoản lợi nhuận như thế nào chăng nữa. Đây cũng là lý do trong một số trường hợp, một số người bạn chê tôi là quá bảo thủ nên đã bỏ qua nhiều cơ hội tốt, nhưng trong những trường hợp khác, họ lại nói: "Khiếp! Sao cô này lại liều thế". Tôi thì không nghĩ là mình liều. Tôi rất thích một câu của nhà đầu tư lừng danh Warren Buffet: "Khi thị trường sợ hãi thì mình phải tham lam và khi thị trường tham lam thì mình phải sợ hãi". Phải là người có bản lĩnh mới có thể đứng xa khỏi đám đông được.

* Chị tổ chức công việc như thế nào để hoàn thành  được khối lượng công việc khổng lồ tại 2 công ty I.P.A   và VNDirect ?

- Khối lượng công việc thì nhiều nhưng nó là các công việc có liên quan đến nhau nên cũng dễ hơn trong việc tổ chức. Thêm vào đó, từ trước đến nay, tôi chỉ làm mỗi một nghề là nghề tài chính nên cũng quen việc. Còn về cách tổ chức thì vào các buổi sáng sớm, tôi thường dành ra một tiếng nằm lơ mơ trên giường để nghĩ việc và khi đến nơi làm việc là tôi gặp tất cả những người cần báo cáo với mình để giao việc. Thực ra thì người nghĩ việc thì dễ, người thực hiện việc mới khổ. May mắn là tôi ở vị trí là người nghĩ việc thôi, thành ra nghĩ được nhiều hơn. Cũng phải nói, tôi là người cực kỳ may mắn khi có được các cộng sự xuất sắc, giúp tôi thực hiện các ý tưởng của mình cả khi ở SSI, IPA lẫn VNDirect. Nếu không có họ, chắc tôi chẳng thể làm được điều gì hết.

Source: Thanhnien
http://www.thanhnien.com.vn/Kinhte/Guongmatdoanhnhan/2007/4/19/189365.tno

Friday, July 13, 2007

6 giai đoạn của việc học một ngôn ngữ


Để học bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào những người mới bao giờ cũng phải trải qua 6 giai đoạn.

1. Quan niệm
2. Thử nghiệm
3. Trải nghiệm
4. Kiểm nghiệm
5. Chiêm nghiệm
6. Sáng tạo


Quan niệm
Hãy xác định nhiệm vụ học cho các bạn. Không có định hướng, không còn tầm nhìn bao quát về thế giới phần mềm và không có cá tính, bạn chắc rồi cũng rời bỏ sớm ngành phần mềm nếu không thì cũng chỉ là một coder hay tester ba phải, người mà lúc nào cũng chỉ được coi là một nhân vật bình thường về mọi mặt, không có sự nổi bật và luôn đứng đầu trong đề cử danh sách về hưu non.

Tiêu chuẩn số 1 của một nhà phát triển phần mềm giỏi là sự đề cao tự học. Trường lớp hay trung tâm không phải là nơi đáng tin cậy để học vì người giỏi ko bao giờ chịu mài đũng quần trên ghế bục giảng để giảng đi giảng lại một thứ kiến thức liên tục cũ đi sau vài tháng. Nếu người giỏi thích nói chuyện thì conference là chỗ của họ vì họ thích trao đổi với các industry expert chứ không phải là dọa dẫm học viên.

Diễn đàn này cũng có thể là nơi để học hỏi nhưng đừng nghĩ là người có hiểu biết sẽ trả lời bạn một cách tường tận và chi tiết như thể họ là ông nội của bạn vậy. Muốn họ trả lời hãy học cách hỏi, trước khi hỏi hãy search. Sau khi nhận được câu trả lời hãy search.

Thử nghiệm
PHP là một công nghệ bao gồm có 6 bộ phận:
+ Bộ thông dịch
+ Ngôn ngữ
+ Cấu trúc dữ liệu
+ Các thuật toán trên dữ liệu hay còn gọi là các API
+ Các công nghệ đi kèm hoặc có thể giao tiếp được với PHP.
+ Các best practice đặc thù của riêng công nghệ đó.

Hãy tập cài đặt bộ thông dịch PHP, Apache, MySQL và chạy triển khai các ứng dụng PHP có sẵn.
Hãy thử nghiệm ngôn ngữ PHP với các vòng lặp, điều kiện, in, nhúng HTML, làm quen function, method, class
Cấu trúc dữ liệu là một phần khác của PHP. Ở công nghệ này Hash, Array và Map đều được gộp vào kiểu array. Rất dễ chịu cho bạn khi bạn đã từng làm quen với các cấu trúc dữ liệu của C# hay Java.
Cấu trúc dữ liệu không phải là một cấu trúc chết. PHP cung cấp khoảng hơn 1000 function (API) xử lý nó. Array là một kiểu như vậy. DOM là một kiểu khác. Làm bài tập trên các API dạng này là một cách tốt để làm quen với ngôn ngữ và bộ thông dịch. Các bài tập có thể chỉ là in ra một cái resume, tạo một cái layout đơn giản nhất từ việc sử dụng include, tạo một form nhập liệu đơn giản, tạo một form upload đơn giản...

Tài liệu sách vở thì có rất nhiều. Bạn nên đọc các chương trong PHP Manual. Đọc các tutorial trên mạng và luyện tiếng Anh. Các ebook đáng chú ý:

++ Apress Beginning PHP and MySQL 5 From Novice to Professional 2nd Edition (2006)
++ Apress Beginning PHP and PostgreSQL E.Commerce (2006)
++ Prentice Hall PHP 5 Power Programming (2004)
++ O'reilly Programming PHP 2nd Edition (2006)

Các công nghệ đi kèm với PHP là một thế giới cực kì phức tạp. Bạn có thể sẽ làm quen với các công nghệ opcode hay biên dịch mã PHP ra mã nhị phân để chạy thay vì nhìn nó dưới dạng text. Nó là một extension nguồn mở của công nghệ PHP. Bạn cũng có thể quan tâm đến việc sử dụng PHP để giao tiếp với các hệ thống con trong Linux như shared memory, gettext, socket, stream... Socket và stream là các công cụ vạn năng để PHP giao tiếp với các hệ thống phần cứng và phần mềm. Bạn cũng có thể quan tâm đến sử dụng PHP và C trên cùng một file PHP thông thường hay nhúng mã dll của các thư viện trên Windows vào PHP và sử dụng lại. PHP làm việc này thông qua việc sử dụng một ext. mã nguồn mở do Wez viết có thể tải về PECL. Bạn cũng có thể quan tâm đến việc sử dụng PHP để viết các ứng dụng desktop mà bạn có lẽ vẫn dùng VB để viết bằng cách sử dụng thư viện GTK.

Tuy nhiên điều bạn có thể sẽ quan tâm hơn cả là liệu PHP được hỗ trợ như thế nào để giao tiếp với các hệ thống khác. PHP có thư viện để giao tiếp với Active Directory, LDAP, các hệ thống hỗ trợ SMTP/POP3/IMAP/FTP/SSL, SMS Gateway, GIS server, Router... PHP được Java hỗ trợ tốt để trở thành một công nghệ trên Java platform và nhờ đó bạn có thể gọi các gói Java để sử dụng lại hay sử dụng các application server của Java như Sun One Webserver, Glassfish application server thay cho Apache server hoặc sử dụng các dịch vụ Java khác như OpenSSO. JSON và XML được hỗ trợ buit-in trong PHP cũng là phần rất đáng tìm hiểu vì các nhà công nghiệp phần mềm ở các tổ chức chuẩn công nghiệp như OASIS, ECMA hay W3C sử dụng các gọi này để giúp PHP hỗ trợ kiến trúc Webservice/SOA, SDA, MDA (phần này do IBM đóng góp cho cộng đồng PHP).....

Phần PHP giao tốt tốt nhất có lẽ là database. OCI do Oracle đóng góp, DB2 do IBM đóng góp, libmysql do MySQL AB đóng góp và pgsql do cộng đồng PostgreSQL đóng góp và luôn hỗ trợ các bản database mới nhất. Ngoài ra PHP có sẵn một database server SQLite nhúng đi kèm với mọi bản PHP 5.0+ có thể giúp bạn tiện trong việc xử lý các nhóm data nhỏ nhưng đủ mạnh mẽ như Access.

PHP là một công nghệ đặc biệt và nó có các đặc trưng riêng như share nothing. Điều này làm cho PHP có tính scalability rất tốt và được các mạng xã hội rất chuộng. Không phải ngẫu nhiên mà Tim Bray, giám đốc các công nghệ Web của Sun lại cho là PHP có tính scalable hơn Java trên tầng presentation (http://www.tbray.org/talks/php.de.pdf) trong khi từ trước đến nay họ vẫn tự hào là công nghệ Java cho họ thống trị thế giới web doanh nghiệp, các phần mềm ngân hàng và thị trường viễn thông, vượt trội cho với công nghệ .NET của Microsoft. Đặc điểm này của PHP cũng là tâm điểm tạo ra các best practice mà bạn cần khai thác khi lập trình với PHP.

Trải nghiệm
Là giai đoạn bạn bắt đầu quan tâm đến việc dùng PHP để code các ứng dụng sản xuất bằng việc tự tin sử dụng các API. Giai đoạn này hoàn toàn phù hợp với việc lấy một chứng chỉ Zend nếu bạn muốn. Tuy nhiên Zend chỉ chứng nhận bạn là có kĩ năng để nhớ API, một điều khá cần để code API với notepad Đặc trưng của giai đoạn này là thực hành để có các cảm nhận chung về kĩ năng code. Giai đoạn này sẽ đem lại cho bạn một niềm tự hào trẻ con nhưng rất cần thiết. Giai đoạn này bạn sẽ phải kết hợp PHP với CSS/XHTML, graphic design, SQL, web authoring, Javascript, web hosting, system scripting... Là một lập trình PHP, bạn tự biết mình phải đa tài hơn các lập trình viên ASP.NET, nơi tooling thống trị kĩ năng handcode, hơn Java, nơi mà kĩ năng viết business logic được chú trọng hơn

Kiểm nghiệm
Nếu như giai đoạn trải nghiệm là giai doạn code bung bét, bug tùm lum, bảo mật bằng không thì đây chính là lúc bạn quan tâm đến việc refactor lại code. Bạn có thể tạo ra nhiều function và class hơn trong một nỗ lực cố gắng làm cho chúng modular hơn. Bạn sẽ cố áp dụng các thư viện như PEAR hay Smarty, PHPSavant vào ứng dụng của bạn để làm cho cách code của bạn đi vào chiều hướng ổn định. Lúc này bạn đã thấy được sự cần thiết phải có một coding convention nhất quán ([url=http://pcdinh.googlepages.com/phpvietnamcodingstandards]Reference[/url). Bạn sẽ quan tâm đến bảo mật hơn. Giai đoạn này sẽ giúp bạn có một lối tư duy chín chắn hơn nhưng nhiều lo ngại hơn vì bạn cho rằng bạn vẫn chưa thực sự hiểu PHP.

Chiêm nghiệm
Đây là giai đoạn bạn đã tiến đến mức cao. Bạn đã nắm được bản chất của PHP. Bạn quan tâm đến cơ chế PHP vận hành ở mức compiler hơn. Bạn bắt đầu học UML, design pattern, tìm hiểu về các hệ thống lớn. Bạn đã vững vàng trong việc tạo ra các lớp và muốn tổ chức các lớp đó cho khoa học hơn. Bạn quan tâm đến các software engineering processes và tự hỏi làm sao để áp dụng XP, Scrum hay các agile methodology khác. Bạn sẽ quan tâm đến performance, object oriented engineering, database design, system architect, code review. Bạn sẽ bắt đầu chán Pear và ghét Smarty. Việc tương tác giữa PHP và các hệ thống khác như Python, Ruby, Jaav, Erlang .. trở nên quan trọng hơn với bạn lúc này vì cuối cùng thì bạn đã nhận ra PHP có nhiều điểm yếu nhưng không tới mức phải thay thế PHP bằng 1 giải pháp khác. Các công nghệ mã nguồn mở và tự do sử dụng phân phối như Java, Perl, Python, Ruby, JRuby, Groovy, Erlang, Lua... cho phép chúng tận dụng các thư viện của nhau cũng như các điểm mạnh riêng của nhau. Đó là thời gian bạn thấy sung sướng vì đã chọn 1 công nghệ nguồn mở như Java hay PHP hay Python.

Sáng tạo
Là giai đoạn cao nhất và cũng phức tạp nhất vì lúc này bạn đã hiểu công nghệ đến mức có thể triển khai các hệ thống lớn, customize và migrate các ứng dụng phức tạp. Có đủ tư duy và kiến trúc cũng như độ trải nghiệm thực tế để thiết kế hệ thống . Lúc này bạn đã có thể tự đặt cho mình mục tiêu làm các ứng dụng lớn với PHP kiểu như
+ Flickr: 60 000 LOC
+ Digg: 200 000 LOC
Bạn cũng có thể hoàn toàn tự tin dùng PHP để tạo ra các ứng dụng ERP, CRM, Forecast System vốn thường được code bằng Java, ASP.NET hay Delphi có truyền thống đắt đỏ, kén server, đòi hỏi nhiều tài nguyên. Lúc đó, PHP trong tay bạn đã vượt ra khỏi phạm vi của một công nghệ web vì bạn đã biết đủ PHP và mối quan hệ với các công nghệ bổ sung cũng như kinh nghiệm triển khai các công nghệ đó.

Bạn đột nhiên quan tâm nhiều đến các cuộc hội thảo. Bạn thấy kinh nghiệm của các industry expert thật cần thiết và gần gũi với khả năng của bạn. Có thể một lúc nào đó, bạn thấy mình gần như là một thought leader. Một lúc khác, bạn lại muốn nhập vai một C hacker.

Lúc này bạn đã lớn rồi. Ai dám khuyên bạn nữa chứ Cẩn thận, bạn có thể là một PHP Dictator đấy.

Tác giả: pcdinh

10 kỹ năng để dân IT luôn được "săn đón"

Để được trải thảm đỏ chào đón vào các doanh nghiệp, bạn cần phải có đủ những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Dưới đây là danh sách 10 kỹ năng được giới chuyên gia đánh giá là "hot" nhất trong thời gian tới.

1. Phát triển thuật toán

Với việc bộ lọc thư rác, các ứng dụng teamwork và phát hiện lừa đảo ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi, các doanh nghiệp ngày càng cấn đến những nhân viên IT có thể thiết kế và phát triển thuật toán hoặc kỹ xảo để nâng cao hiệu suất cho máy tính.

"Ngày càng có nhiều ứng dụng với quy mô dữ liệu khổng lồ. Cách thức tổ chức, sắp xếp và trình bày dữ liệu có một vai trò cực kỳ quan trọng".

Những kỹ năng như đào xới, tìm kiếm dữ liệu, lập mô hình số liệu thống kê... ngày càng được coi trọng. Bạn có thể học kỹ năng này thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế hoặc ở trường lớp. Chỉ cần bạn nắm vững kỹ năng này trong tay, các doanh nghiệp sẽ "giật" bạn về nhanh như chưa bao giờ được nhanh vậy.

2. Di động hóa các ứng dụng

Cuộc đua cung cấp nội dung cho thiết bị di động đang bước vào hồi nước sôi lửa bỏng, thậm chí "hoang dại và điên cuồng" giống như cơn sốt Internet hồi những năm 90 vậy, ông Sean Ebner, Phó chủ tịch hãng Tuyển dụng Spherion Pacific cho biết.

Thêm vào đó, những thiết bị như BlackBerry, Treo đã trở thành công cụ làm việc quan trọng, không thể thiếu của nhiều người. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần có một nhân viên kỹ thuật với kiến thức chuyên sâu về di động hóa. "Họ cần có người đưa các ứng dụng lên trên thiết bị di động", Ebner dự đoán.

3. Mạng không dây

Các công nghệ mạng không dây như Wi-Fi, WiMax và Bluetooth ngày càng trở nên phổ biến. Hệ quả là doanh nghiệp nào cũng muốn lôi về một "bậc thầy" không dây, người am hiểu sâu sắc từng công nghệ một, những nguy cơ bảo mật tiềm ẩn, cách phối hợp các công nghệ với nhau sao cho tối ưu nhất...

Tất nhiên, chưa có ai được tuyển về chỉ vì anh ta là một kỹ thuật viên không dây. Anh ta trước hết phải là một nhà quản trị mạng tốt, trước khi có kiến thức chuyên sâu về mạng không dây mà thôi.

4. Giao diện người dùng

Một lĩnh vực khác cũng đang thu hút nhu cầu rất cao là thiết kế giao diện người dùng. "Nhà kỹ sư phần mềm không thể ném vào mặt người dùng một đống những thứ lem nhem, lổn nhổn được", ông Ebner nói. Nhờ vào những hãng như Apple, người dùng ngày càng được tiếp cận với những sản phẩm được thiết kế rất hợp lý và thân thiện. Vì thế, doanh nghiệp có quyền đòi hỏi tất cả những phần mềm mà họ sử dụng đều phải có một giao diện rõ ràng và dễ dùng.

5. Quản lý dự án

Trong các chiến dịch săn đầu người của doanh nghiệp, trưởng nhóm dự án bao giờ cũng là vị trí được lùng sục nhiều nhất. "Nhà tuyển dụng muốn có một người thật sư am hiểu về vòng đời của dự án, thật sự điều hành và vận hành được dự án, có thể dẫn dắt tất cả những thành viên còn lại", ông Grant Gorden, Giám đốc quản lý của Overland Park nhận định.

Một năm trước, ứng cử vào vị trí Trưởng nhóm dự án rất dễ. Nhưng giờ đây, những cuộc phỏng vấn trở nên xương xẩu hơn rất nhiều. Các ứng viên thích hợp ngày càng ít, nhưng một khi đã đủ tiêu chuẩn, họ có thể thoải mái lựa chọn mức lương và chế độ làm việc của mình.

6. Kỹ năng chung về mạng

Dù là bạn làm việc trong lĩnh vực nào của IT đi chăng nữa, bạn cũng không thể thoát khỏi mạng. Các kỹ sư phần mềm cũng phải có khái niệm cơ bản về mạng thì mới viết được những phần mềm tương thích tốt với Internet hay mạng nội bộ, Ethernet, sợi quang và TCP/IP.

"Họ cần hiểu rõ ứng dụng của mình sẽ hoạt động trong môi trường mạng như thế nào. Họ cần tận dụng được ưu thế của mạng trong thiết kế của mình".

7. Mạng hội tụ

Cùng với việc VoIP ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, nhà quản trị mạng cần nắm được tất cả các loại mạng khác nhau như LAN, WAN, điện thoại, Internet... cũng như cách chúng hội tụ với nhau.

"Khi xảy ra sự cố, không ông sếp nào lại muốn nhà quản trị mạng đổ lỗi cho đường dây điện thoại, trong khi nhân viên điện thoại lại hất hàm "Đi mà hỏi ông mạng ấy". Nói tóm lại, doanh nghiệp cần có một người làm trong lĩnh vực điện thoại nhưng am hiểu về mạng IT hoặc ngược lại, quản trị mạng nhưng am hiểu về mạng điện thoại.

8. Lập trình nguồn mở

Số lượng doanh nghiệp có hứng thú với các tài năng nguồn mở ngày một nhiều, cả trên phương diện hệ điều hành lẫn ứng dụng. Những người có kinh nghiệm lập trình với Linux, Apache, MySQL và PHP sẽ thấy mình được các hãng săn đón đến thế nào.

9. Bảo mật nhúng

Ngày nay, dễ dàng nhận thấy bất cứ vị trí tuyển dụng nào, trong phần mô tả công việc, cũng nhắc đến hai từ bảo mật. Doanh nghiệp muốn tìm một người có khả năng thiết lập nên những môi trường đảm bảo an ninh, dù cho đó là máy chủ email hay phát triển phần mềm. Bảo mật đã trở thành một phần không thể tách rời của công việc.

Rõ ràng là tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi. Bảo mật không còn là chuyện của riêng một ai đó, mà nó đã được tích hợp vào hoạt động thường ngày của hãng. Tất nhiên, sẽ vẫn cần có chuyên gia riêng về bảo mật, nhưng một nhân viên IT bây giờ cũng phải nắm được các quy chuẩn tối thiểu về bảo mật thông tin.

10.Tích hợp công nghệ ngôi nhà số

"Mái ấm" của mỗi người đang dần biến thành thiên đường của công nghệ cao. Thị trường nghe - nhìn gia đình được dự đoán sẽ tăng trưởng chóng mặt trong thời gian tới, cùng với bảo mật gia đình và hệ thống chiếu sáng tự động hóa. Vấn đề là ai sẽ lắp đặt những hệ thống này đây, và ai sẽ sửa chúng khi có trục trặc xảy ra.

"Đây sẽ là lĩnh vực tuyển dụng cực nóng trong những tháng tới", ông Grant Gorden cho biết.

Theo Vietnamnet-ComputerWorld

Sunday, July 08, 2007

Đánh giá Website

Khách hàng là người quyết định - điều này cũng đúng trong thế giới web. Số lượng khách truy cập website, số trang khách xem, thời gian khách dừng chân… quyết định thứ hạng và giá trị của website.

Thế giới web ngày càng nhộn nhịp, thu hút không chỉ người dùng cá nhân mà cả doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều công ty lập website, kinh doanh và quảng cáo trên web. Tuy theo đuổi những mục tiêu khác nhau nhưng hầu hết các công ty đều cần đo lường hiệu quả công sức và tiền của mà họ đã đầu tư trên web.

Câu nói "khách hàng luôn đúng" lại vẫn đúng! Website có nội dung hấp dẫn, sẽ có nhiều khách truy cập; nội dung website được cập nhật, khách sẽ đến thường xuyên. Những "số đo" về khách truy cập website có thể trả lời cho các câu hỏi như: "mức độ thu hút của website?", "hiệu quả của chiến dịch tiếp thị?", "sự trung thành của khách hàng?", "phân khúc khách hàng quan trọng?"… những số liệu này giúp các chủ website hiểu được khách hàng của mình tốt hơn và có thể đưa ra những chiến lược thích hợp đem lại sự hài lòng cho khách hàng và lợi nhuận cho website.

Các chỉ số

 

Hình 1. Chỉ số pageview và visitor có thể được dùng để xếp hạng website

Khi nói đến mức độ thu hút của website, người ta thường trưng ra số "hit" – số lượt truy cập. Không có gì lạ vì đây là chỉ số có thể gây ấn tượng nhờ trị số lớn.

Hit thường được đếm khi có một thành phần dữ liệu (file) được truy xuất từ máy chủ web (web server). Một trang web có thể gồm nhiều thành phần như CSS, JavaScript, hình,… Khi trình duyệt của người dùng mở một trang web, nó sẽ yêu cầu tất cả thành phần này từ web server, mỗi yêu cầu có thể được đếm như 1 hit. Nếu thiết kế "khéo", một trang web có thể tạo nên hàng chục hit mỗi lần được truy cập.

Số hit thường do các website tự đếm và không có dịch vụ độc lập kiểm chứng, nó hay được nói quá lên và cũng rất dễ dùng kỹ thuật lập trình tạo ra số hit tăng phi mã. Do tình trạng lạm phát, hit đã bị mất giá và giờ đây không còn được xem là thước đo chính cho website.

Tương tự hit, số trang xem - "pageview" - cũng được đếm khi có yêu cầu truy xuất file từ web server nhưng chỉ đếm cho trang chính (file .htm, .asp, .php…), không tính các thành phần trong trang. Nhiều website hiện nay đã áp dụng cách đếm "trung thực" này tuy vẫn dùng tên "hit", khi này số hit chính là số pageview. Số pageview có ý nghĩa không chỉ vì nó cho biết số trang "thật" được xem mà còn cho biết số quảng cáo được hiển thị cùng với trang (quảng cáo có thể được bán theo phương thức CPM – Cost Per iMpression, tính cho mỗi 1000 trang xem).

Hiện được xem là 1 trong 2 "thước do" chính của website (Hình 1), tuy nhiên chỉ số pageview có nguy cơ bị thất sủng do những kỹ thuật mới như Ajax, RSS, mashup… và sự phát triển của video trên web. Những kỹ thuật mới như Ajax đem đến cho người dùng thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, tiện lợi hơn và ít phải nạp trang web hơn, do vậy giảm số pageview. Pageview càng bị thất thu với video - với những website như YouTube người ta có thể xem cả thước phim (có thể xen kẽ hàng chục cảnh quảng cáo) chỉ với 1 trang xem.

Hình 2. Chỉ số thời gian cho biết "sức hút" của trang đối với những đối tượng khách khác nhau.

 

Chỉ số thứ 2 hiện được trọng dụng là số khách truy cập ("visitor" hay "unique visitor"). Khách truy cập website được xác định dựa trên thông tin nhận dạng thường là địa chỉ IP hay dữ liệu cookie "không trùng" trong khoảng thời gian quy định (chẳng hạn 12 giờ hay 24 giờ). Trong thời gian này, mỗi khách chỉ được đếm 1 lần dù truy cập website nhiều lần (và tạo nên nhiều hit). Chỉ số này rất có ý nghĩa đối với các báo điện tử và công ty quảng cáo. Rõ ràng, nhiều người xem quan trọng hơn là chỉ một nhóm người xem đi xem lại nhiều lần.

Tuy nhiên, số đo "unique visitor" không phải lúc nào cũng phản ánh đúng số khách "không trùng" truy cập website. Hàng chục hay hàng trăm người dùng trong một mạng nội bộ (LAN) có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài chỉ qua một địa chỉ IP (thông qua firewall hay proxy server) và do vậy chỉ được đếm như một visitor. Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể sử dụng DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) sinh ra địa chỉ IP khác nhau cho mỗi file được yêu cầu, trong trường hợp này thì một khách truy cập lại được đếm như nhiều visitor. Rất may là những trường hợp này không phổ biến.

Cùng với số visitor, thời gian mà khách lưu lại website cũng là số đo quan trọng, đánh giá sự quan tâm của khách (Hình 2). Dù nhắm đến mục tiêu gì thì trước hết website cần phải có được sự quan tâm của khách. Số trang xem hay số visitor dù có lớn đến mấy đi nữa cũng sẽ mất ý nghĩa khi mà khách đến rồi đi ngay, không hề dành thời gian xem nội dung và quảng cáo. (Xem phần "Click hay không click?").

Chỉ số thời gian cùng với các chỉ số đánh giá sự tương tác của khách với website như tỉ lệ khách thực hiện giao dịch (ví dụ mua hàng trực tuyến) hay tỉ lệ khách quay lại so với khách mới… không chỉ đánh giá số lượng mà cả chất lượng khách truy cập.

Các chỉ số về chất lượng ngày càng được quan tâm. Trong môi trường Internet ngày càng cạnh tranh, người ta càng phải chú trọng vào thị trường hẹp hơn và càng cần khách chất lượng hơn có tiềm năng trở thành khách hàng thật sự (thực hiện giao dịch).

Dịch vụ "kiểm toán" các chỉ số của website hiện đang phát triển mạnh cùng với xu thế thương mại điện tử. Hiện có đến gần cả trăm dịch vụ đánh giá website trên thị trường, có thể một số tên tuổi lớn như Nielsen Netratings (www.nielsen-netratings.com), comScore (www.comscore.com/metrix), Ominture (www.omniture.com), WebTrends (www.webtrends.com), WebSideStory (www.websidestory.com), Coremetrics (www.coremetrics.com), Core Metrics (www.coremetrics.com), HitsLink (www.hitslink.com), Hitwise (www.hitwise.com)… Ngoài những chỉ số pageview, visitor, thời gian, các dịch vụ này còn có thể ghi nhận nhiều số liệu chi tiết về khách truy cập như họ từ đâu đến và cần tìm gì, họ dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu… và cung cấp những tính năng báo cáo thống kê, phân tích dữ liệu tinh vi phục vụ cho việc đánh giá số lượng và chất lượng khách truy cập, hiệu quả hoạt động của website và những chiến dịch quảng cáo tiếp thị trên web.

Những dịch vụ trên cung cấp nhiều thông tin giá trị nhưng giá cũng cao. Giải pháp đắt tiền không phải lúc nào cũng tốt, có những dịch vụ ít tốn kém hơn vẫn có thể cung cấp số liệu thống kê hữu ích cho những website cỡ vừa và nhỏ, như VisiStats (www.visistat.com), ClickTracks (www.clicktracks.com) hay NetTracker (www.sane.com), thậm chí còn có dịch vụ miễn phí nhưng đáng giá như Google Analytics (www.google.com/analytics).

Bỏ ra 30 triệu USD mua hãng Urchin để cung cấp dịch vụ miễn phí (Google cũng có dịch vụ thu phí cung cấp số liệu chi tiết hơn), Google thật sự gây khó cho các dịch vụ cạnh tranh khác nhưng được các chủ website hoan nghênh về những số liệu thống kê phong phú và giá trị, có cả chỉ số về số lượng (lượng truy cập, trang xem,…) lẫn về chất lượng (thời gian, tỉ lệ giao dịch…). Cái tên Google có thể đảm bảo cho độ tin cậy của những chỉ số này. Đây là dịch vụ đánh giá web miễn phí đáng giá nhất hiện nay (Hình 3).

Hình 3. Google Analytics có thể cho biết khách từ đâu đến và họ cần tìm gì.

 

Hình 4.

Có một dịch vụ miễn phí khác khá được ưa chuộng đó là Alexa (www.alexa.com). Dịch vụ này đánh giá các chỉ số pageview và "reach" (tính theo số visitor) để xếp hạng website. Khác với Google Analytics có yêu cầu chèn mã lệnh vào các trang web của website cần đánh giá, Alexa thu thập dữ liệu thông qua công cụ Alexa Toolbar cài trên máy khách. Dịch vụ Alexa tiện lợi cho việc so sánh tương quan "thế lực" giữa các website với nhau, tuy nhiên chỉ có tính tham khảo vì thứ hạng Alexa không phản ánh chính xác giá trị của website. Thứ nhất, số lượng người cài Alexa Toolbar nhỏ không đủ đại diện cho cộng đồng người dùng Internet (thật sự chẳng có mấy ai cài công cụ này chỉ để biết thứ hạng của những website mà họ truy cập - mục đích chính của công cụ này). Thứ hai, thứ hạng Alexa dễ bị thao túng, đơn giản nhất là khai thác ngay chính Alexa Toolbar (nhờ nhiều người cài đặt công cụ này và truy cập website thường xuyên), tinh vi hơn thì có thể sử dụng những công cụ như Alexabooster hay Alexa Surf.

Thêm một tên tuổi lớn chuẩn bị vào cuộc sau Google. Năm rồi Microsoft đã mua hãng Deepmetrix (giá chưa được công bố) và sẽ đưa ra dịch vụ đánh giá web trong nay mai, theo nhiều nguồn tin thì dịch vụ này có tên là Gatineau và sẽ được cung cấp miễn phí (Hình 4). Đây có thể sẽ là đối thủ xứng tầm với Google Analytics. Hiện tại Microsoft có giới thiệu thử nghiệm dịch vụ AdCenter Labs (http://adlab.msn.com/DPUI/DPUI.aspx) đánh giá và dự báo về giới tính và độ tuổi của khách truy cập website. Các chỉ số này khá thú vị nhưng khó có thể nói về độ chính xác vì chỉ dựa vào dữ liệu người dùng mạng MSN mà không yêu cầu can thiệp gì đến mã lệnh của website cần đo hay cài đặt công cụ trên máy người dùng (Hình 5).

Hình 5. Microsoft AdCenter cho những số liệu thống kê thú vị về giới tính và độ tuổi của khách

 

Hiện còn có nhiều dịch vụ đo website miễn phí khác cũng rất tốt như StatCounter (www.statcounter.com), ClickTracks Appetizer (www.clicktracks.com/products/appetizer/), eXTReMe Tracking (extremetracking.com), SiteMeter (www.sitemeter.com), Add Free Stats (addfreestats.com), Compete (www.compete.com)… một số sử dụng cách thức chèn mã như Google Analytics (trong số này, khác với Google Analytics, một số dịch vụ không được ẩn mà buộc phải hiển thị "nhãn hiệu" của dịch vụ trên các trang web cần đánh giá), một số thu thập dữ liệu qua công cụ cài trên máy khách như Alexa, cũng có dịch vụ lấy thông tin kết hợp từ nhiều nguồn (như Compete, đối thủ của Alexa, thu thập thông tin qua công cụ cài trên máy khách kết hợp với thông tin lấy từ các ISP).

Ngoài ra, hiện cũng có một số dịch vụ đánh giá blog miễn phí như FeedBurner (www.feedburner.com, cho phép đánh giá cả RSS và Podcast) (Hình 6), Measure Map (www.measuremap.com, thuộc Google), IceRocket (tracker.icerocket.com, có xếp hạng blog)… Blog là một dạng website đặc biệt, cần có những chỉ số đặc biệt như số bài gửi lên blog (post) hay số bài bình (comment).

Hình 6. FeedBurner có thể đánh giá blog, RSS và Podcast.

Tuy nhiên không hẳn các chỉ số về khách hàng cao đều tốt và ngược lại, điều này còn tuỳ mô hình kinh doanh của website. Ví dụ, chỉ số pageview cao tốt cho website báo trực tuyến vì nó có nghĩa nhiều bài được xem (và có thể thu hút nhiều quảng cáo), nhưng với website hỗ trợ khách hàng thì lại không tốt vì nó có nghĩa khách hàng gặp nhiều trục trặc (với sản phẩm của công ty) và cần hỗ trợ. Hay với dịch vụ tìm kiếm Google, chỉ số thời gian thấp vì Google cung cấp nhanh thông tin khách cần tìm, chỉ số pageview của mỗi khách cũng không cao vì Google có cơ chế xếp hạng để đưa ra những kết quả tìm kiếm thích hợp nhất ngay trang đầu, điều này tốt cho cả Google và người dùng (nhờ vậy Google có lượng khách truy cập thường xuyên đông).

Tùy mô hình kinh doanh, mỗi website có thể cần những chỉ số khác nhau. Và chỉ số chính là chỉ số cho thông tin mà chủ website cần hay "có lợi" (thường được công bố) giúp đánh bóng tên tuổi website. Việc kiểm toán chỉ số cũng tùy: tùy qui mô và lưu lượng của website, và tùy số tiền mà chủ wesbite muốn chi. Để "chứng thực" thế lực của mình, các website lớn có lượng khách truy cập hàng ngày từ hàng triệu trở lên có thể phải cần đến những dịch vụ kiểm toán tên tuổi và có phí. Tuy nhiên đôi khi giải pháp miễn phí (như Google Analytics) cũng có thể cung cấp những số liệu giá trị về website.

Cần đánh giá chỉ số nào và sử dụng dịch vụ kiểm toán nào thì tuỳ, nhưng có một điều chắc chắn đó là website cần được đánh giá.

 

CLICK HAY KHÔNG CLICK?

 
 

Click (nhấn chuột) - một hình thái khác của hit - cũng là một chỉ số quan trọng của website, cho biết hiệu quả của quảng cáo trên web. Số click cao được hiểu là có nhiều người quan tâm - thể hiện bằng việc "click" hay nhấn lên banner hay logo quảng cáo (và làm tăng số click). Và phương thức tính click thu phí (Pay Per Click - PPC hay Cost Per Click - CPC) hiện rất được ưa chuộng.
Giống như hit, click cũng bị tình trạng "ảo". chỉ số này có thể được ngân lên hay được "bơm" dùng chương trình sinh click tự động (được biết đến với tên gọi "clickbot"). Để tránh tình trạng này, click thường được ghi nhận cùng với thông tin nhận dạng (như địa chỉ IP, cookie). Nhưng giải pháp này không triệt để vì vẫn có thể bị "qua mặt": dùng công cụ tạo địa chỉ IP ảo. Để đối phó, lại phát sinh thêm các dịch vụ kiểm tra click ảo như Click Auditor (http://www.keywordmax.com/click_auditor.html),Vericlix (http://www.vericlix.com)… nhưng trận chiến "click" chưa kết thúc. Các công ty quảng cáo trên web còn phải đau đầu với tình trạng "đọc thuê", phương thức này đơn giản nhưng khó bị phát hiện: số lượng lớn người dùng ở rải rác khắp nơi được thuê thường xuyên nhận email quảng cáo và truy cập website khách hàng quảng cáo (số tiền thuê nhỏ hơn nhiều so với số tiền chủ website nhận được từ khách hàng quảng cáo). Những người này không hề quan tâm đến nội dung trang web hay quảng cáo, họ chỉ đơn giản nhấn chuột, đến trang web rồi đi ngay.
Vấn đề chính đối với click đó là yêu cầu… click! Phương thức tính click vừa làm mất thời gian của người xem (phải nhấn và đợi nạp trang web khác) vừa dễ bị "thất thu" nếu thông tin quảng cáo không "mời gọi" hay trang web của khách hàng quảng cáo không được cập nhật. Thật ra có nhiều hình thức quảng cáo không cần phải click (quảng cáo cung cấp đủ thông tin cho người xem, như quảng cáo trên TV hay báo in). Với những quảng cáo như vậy, người ta có thể sử dụng phương thức tính trang xem - PPV (Pay Per View - PPV hay Cost Per 1000 iMpression - CPM), hay lần giao dịch - CPA (Cost Per Action hay PPA - Pay Per Action).

 

Dịch vụ "kiểm toán"

Về mặt kỹ thuật, việc đo đếm số hit, pageview, visitor hay thời gian không khó. Hầu hết các nhà phát triển web đều có thể thực hiện và đa phần các website đều có chức năng này. Nếu chỉ nhằm mục đích sử dụng cho nội bộ công ty để đánh giá hiệu quả hoạt động của website và nắm bắt nhu cầu của người dùng để đưa ra quyết định những điều chỉnh chiến lược thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những chỉ số này còn có thể được sử dụng để "báo giá" website với đối tác (ví dụ khách hàng quảng cáo), hay để "so kè" với các website cạnh tranh khác, vì thế cần đến dịch vụ "kiểm toán" độc lập để đảm bảo tính trung thực và khả năng so sánh của các chỉ số.

Dịch vụ "kiểm toán" các chỉ số của website hiện đang phát triển mạnh cùng với xu thế thương mại điện tử. Hiện có đến gần cả trăm dịch vụ đánh giá website trên thị trường, có thể một số tên tuổi lớn như Nielsen Netratings (www.nielsen-netratings.com), comScore (www.comscore.com/metrix), Ominture (www.omniture.com), WebTrends (www.webtrends.com), WebSideStory (www.websidestory.com), Coremetrics (www.coremetrics.com), Core Metrics (www.coremetrics.com), HitsLink (www.hitslink.com), Hitwise (www.hitwise.com)… Ngoài những chỉ số pageview, visitor, thời gian, các dịch vụ này còn có thể ghi nhận nhiều số liệu chi tiết về khách truy cập như họ từ đâu đến và cần tìm gì, họ dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu… và cung cấp những tính năng báo cáo thống kê, phân tích dữ liệu tinh vi phục vụ cho việc đánh giá số lượng và chất lượng khách truy cập, hiệu quả hoạt động của website và những chiến dịch quảng cáo tiếp thị trên web.

Những dịch vụ trên cung cấp nhiều thông tin giá trị nhưng giá cũng cao. Giải pháp đắt tiền không phải lúc nào cũng tốt, có những dịch vụ ít tốn kém hơn vẫn có thể cung cấp số liệu thống kê hữu ích cho những website cỡ vừa và nhỏ, như VisiStats (www.visistat.com), ClickTracks (www.clicktracks.com) hay NetTracker (www.sane.com), thậm chí còn có dịch vụ miễn phí nhưng đáng giá như Google Analytics (www.google.com/analytics).

Bỏ ra 30 triệu USD mua hãng Urchin để cung cấp dịch vụ miễn phí (Google cũng có dịch vụ thu phí cung cấp số liệu chi tiết hơn), Google thật sự gây khó cho các dịch vụ cạnh tranh khác nhưng được các chủ website hoan nghênh về những số liệu thống kê phong phú và giá trị, có cả chỉ số về số lượng (lượng truy cập, trang xem,…) lẫn về chất lượng (thời gian, tỉ lệ giao dịch…). Cái tên Google có thể đảm bảo cho độ tin cậy của những chỉ số này. Đây là dịch vụ đánh giá web miễn phí đáng giá nhất hiện nay (Hình 3).

Hình 3. Google Analytics có thể cho biết khách từ đâu đến và họ cần tìm gì.

 

Hình 4.

Có một dịch vụ miễn phí khác khá được ưa chuộng đó là Alexa (www.alexa.com). Dịch vụ này đánh giá các chỉ số pageview và "reach" (tính theo số visitor) để xếp hạng website. Khác với Google Analytics có yêu cầu chèn mã lệnh vào các trang web của website cần đánh giá, Alexa thu thập dữ liệu thông qua công cụ Alexa Toolbar cài trên máy khách. Dịch vụ Alexa tiện lợi cho việc so sánh tương quan "thế lực" giữa các website với nhau, tuy nhiên chỉ có tính tham khảo vì thứ hạng Alexa không phản ánh chính xác giá trị của website. Thứ nhất, số lượng người cài Alexa Toolbar nhỏ không đủ đại diện cho cộng đồng người dùng Internet (thật sự chẳng có mấy ai cài công cụ này chỉ để biết thứ hạng của những website mà họ truy cập - mục đích chính của công cụ này). Thứ hai, thứ hạng Alexa dễ bị thao túng, đơn giản nhất là khai thác ngay chính Alexa Toolbar (nhờ nhiều người cài đặt công cụ này và truy cập website thường xuyên), tinh vi hơn thì có thể sử dụng những công cụ như Alexabooster hay Alexa Surf.

Thêm một tên tuổi lớn chuẩn bị vào cuộc sau Google. Năm rồi Microsoft đã mua hãng Deepmetrix (giá chưa được công bố) và sẽ đưa ra dịch vụ đánh giá web trong nay mai, theo nhiều nguồn tin thì dịch vụ này có tên là Gatineau và sẽ được cung cấp miễn phí (Hình 4). Đây có thể sẽ là đối thủ xứng tầm với Google Analytics. Hiện tại Microsoft có giới thiệu thử nghiệm dịch vụ AdCenter Labs (http://adlab.msn.com/DPUI/DPUI.aspx) đánh giá và dự báo về giới tính và độ tuổi của khách truy cập website. Các chỉ số này khá thú vị nhưng khó có thể nói về độ chính xác vì chỉ dựa vào dữ liệu người dùng mạng MSN mà không yêu cầu can thiệp gì đến mã lệnh của website cần đo hay cài đặt công cụ trên máy người dùng (Hình 5).

Hình 5. Microsoft AdCenter cho những số liệu thống kê thú vị về giới tính và độ tuổi của khách

 

Hiện còn có nhiều dịch vụ đo website miễn phí khác cũng rất tốt như StatCounter (www.statcounter.com), ClickTracks Appetizer (www.clicktracks.com/products/appetizer/), eXTReMe Tracking (extremetracking.com), SiteMeter (www.sitemeter.com), Add Free Stats (addfreestats.com), Compete (www.compete.com)… một số sử dụng cách thức chèn mã như Google Analytics (trong số này, khác với Google Analytics, một số dịch vụ không được ẩn mà buộc phải hiển thị "nhãn hiệu" của dịch vụ trên các trang web cần đánh giá), một số thu thập dữ liệu qua công cụ cài trên máy khách như Alexa, cũng có dịch vụ lấy thông tin kết hợp từ nhiều nguồn (như Compete, đối thủ của Alexa, thu thập thông tin qua công cụ cài trên máy khách kết hợp với thông tin lấy từ các ISP).

Ngoài ra, hiện cũng có một số dịch vụ đánh giá blog miễn phí như FeedBurner (www.feedburner.com, cho phép đánh giá cả RSS và Podcast) (Hình 6), Measure Map (www.measuremap.com, thuộc Google), IceRocket (tracker.icerocket.com, có xếp hạng blog)… Blog là một dạng website đặc biệt, cần có những chỉ số đặc biệt như số bài gửi lên blog (post) hay số bài bình (comment).

Hình 6. FeedBurner có thể đánh giá blog, RSS và Podcast.

Chọn lọc

Mọi người đều biết nội dung hấp dẫn và giao diện bố cục hợp lý, dễ dùng là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một website. Nhưng dù website có thiết kế tốt đến mấy đi nữa mà không được lòng khách hàng thì cũng vô nghĩa.

Tuy nhiên không hẳn các chỉ số về khách hàng cao đều tốt và ngược lại, điều này còn tuỳ mô hình kinh doanh của website. Ví dụ, chỉ số pageview cao tốt cho website báo trực tuyến vì nó có nghĩa nhiều bài được xem (và có thể thu hút nhiều quảng cáo), nhưng với website hỗ trợ khách hàng thì lại không tốt vì nó có nghĩa khách hàng gặp nhiều trục trặc (với sản phẩm của công ty) và cần hỗ trợ. Hay với dịch vụ tìm kiếm Google, chỉ số thời gian thấp vì Google cung cấp nhanh thông tin khách cần tìm, chỉ số pageview của mỗi khách cũng không cao vì Google có cơ chế xếp hạng để đưa ra những kết quả tìm kiếm thích hợp nhất ngay trang đầu, điều này tốt cho cả Google và người dùng (nhờ vậy Google có lượng khách truy cập thường xuyên đông).

Tùy mô hình kinh doanh, mỗi website có thể cần những chỉ số khác nhau. Và chỉ số chính là chỉ số cho thông tin mà chủ website cần hay "có lợi" (thường được công bố) giúp đánh bóng tên tuổi website. Việc kiểm toán chỉ số cũng tùy: tùy qui mô và lưu lượng của website, và tùy số tiền mà chủ wesbite muốn chi. Để "chứng thực" thế lực của mình, các website lớn có lượng khách truy cập hàng ngày từ hàng triệu trở lên có thể phải cần đến những dịch vụ kiểm toán tên tuổi và có phí. Tuy nhiên đôi khi giải pháp miễn phí (như Google Analytics) cũng có thể cung cấp những số liệu giá trị về website.

Cần đánh giá chỉ số nào và sử dụng dịch vụ kiểm toán nào thì tuỳ, nhưng có một điều chắc chắn đó là website cần được đánh giá.

Phương Uyên

Source: http://thegioicongnghe.wordpress.com/2007/06/18/danh-gia-website/

Saturday, July 07, 2007

Cách bấm cáp mạng

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn về màu sắc các cặp dây đồng trong 2 chuẩn cáp cũng như kỹ thuật bấm cáp để nối 2 máy vi tính với nhau, hoặc nối máy vi tính với hub.

Trong một dây cáp đạt chuẩn qui định bao gồm tám sợi dây đồng trong đó mỗi hai sợi xoắn với nhau thành từng cặp theo qui định nâu - trắng nâu, cam - trắng cam - xanh lá - trắng xanh lá, xanh dương - trắng xanh dương và một sợi dây kẽm. Sợi dây kẽm này chỉ có chức năng làm cho sợi dây cáp chắc chắn hơn, các bạn không cần quan tâm đến nó mà chỉ cần quan tâm đến tám sợi dây đồng mà thôi.

Sợi dây cáp này sẽ được nối với một đầu RJ45, nhiệm vụ của các bạn là bấm tám sợi dây đồng nói trên vào các điểm tiếp xúc bằng đồng trong đầu RJ45 này.

Để làm được việc này bạn cần có một cái kìm bấm cáp mạng (kìm này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các cửa hàng tin học tại các thành phố lớn) và hiểu được các chuẩn bấm cáp. Hiện nay có hai chuẩn bấm cáp là T568A và T568B, hai chuẩn bấm cáp này đều do Intel qui định.

T568A:    

      

1. Trắng xanh lá

2. Xanh lá

3. Trắng cam

4. Xanh dương

5. Trắng xanh dương

6. Cam

7. Trắng nâu

8. Nâu    

T568B:

1. Trắng cam

2. Cam

3. Trắng xanh lá

4. Xanh dương

5. Trắng xanh dương

6. Xanh lá

7. Trắng nâu

8. Nâu

 

Nếu các bạn muốn bấm một sợi dây cáp dùng để kết nối giữa các thiết bị cùng loại, ví dụ như giữa hai PC với nhau hoặc giữa hai switch (hub) với nhau, các bạn dùng kỹ thuật bấm cáp chéo (crossover cable). Một đầu sợi cáp các bạn bấm chuẩn T568A và đầu còn lại các bạn bấm chuẩn T568B.

Còn nếu như các bạn muốn một sợi dây cáp dùng để kết nối các thiết bị khác loại với nhau ví dụ như từ PC nối đến switch (hub) hoặc từ switch (hub) nối đến PC các bạn dung kỹ thuật bấm cable thẳng (straight-through cable). Nếu một đầu sợi cáp các bạn bấm chuẩn T568A thì đầu còn lại cũng bấm chuẩn T568A, tương tự như vậy nếu một đầu bạn bấm chuẩn T568B thì đầu còn lại các bạn cũng bấm chuẩn T568B.

Và đây là các bước thực hiện: Đầu tiên các bạn cắt bỏ lớp nhựa bảo vệ để được các sợi dây đồng (các bạn nên cắt vừa đủ để các sợi dây đồng tiếp xúc với các lá đồng trong đầu RJ45, nếu cắt dài quá sẽ rất dễ bị đứt do đầu RJ45 không bấm chắc vào sợi cáp). Tiếp theo đó các bạn tháo xoắn giữa các sợi dây đồng, và tuốt lớp nhựa bao quanh các sợi đồng. Bước tiếp theo các bạn chỉ cần đưa từng sợi dây đồng có màu tương ứng theo chuẩn bấm T568A hoặc T568B từ pin 1 đến pin 8 (qui định từ trái qua phải). Bây giờ các bạn chỉ việc đưa vào kìm bấm "rắc" là hoàn tất.

Theo HÀ QUANG ANH - Làm bạn với máy tính


Source: http://thegioicongnghe.wordpress.com/2007/07/04/cach-b%e1%ba%a5m-cap-m%e1%ba%a1ng/