Du Bách(Bá) Nha và Chung Tử Kỳ
Trong thời xuân thu, Nước Sở có một nhà âm nhạc nổi tiếng tên là Du Bách Nha. Ông thông minh từ nhỏ, được trời phú cho và rất yêu thích âm nhạc. Ông đã theo học với thầy Thành Liên, rất nổi tiếng về đàn cầm.
Học tới năm thứ 3, Du Bách Nha tiến bộ vượt bậc, trở thành nhạc công đàn cầm nổi tiếng ở địa phương. Tuy vậy ông vẫn cảm thấy đau buồn bởi vì trình độ nghệ thuật của mình vẫn chưa đạt tới đỉnh cao. Thầy giáo Liên Thành của ông biết được tâm tư này bèn nói với ông rằng tôi đã dạy cho em tất cả những gì tôi biết, hơn nữa em học rất giỏi. Về cảm nhận âm nhạc, tôi cũng chưa học được là bao. Thầy tôi Phương Tử Xuân là một đại nhạc công, ông sống trên một hòn đảo ở biển đông, tôi đưa em đến gặp thầy để tiếp tục học lên, em thấy thế nào? Du Bách Nha vui mừng và nhận lời.
Hai thầy trò chuẩn bị hành trang và lên đường ra biển đông. Một hôm, thuyền đến Bồng Lai, thầy Liên Thành nói với Bách Nha: em hãy ở Bồng Lai chờ, để thầy đi gặp thầy trước đã, rồi sẽ trở lại ngay. Nói song thầy Liên Thành ra đi. Vai hôm sau thầy vẫn không trở lại. Bách Nha buồn phiền, nhìn cảnh biển mênh mông, phía sau là núi, khung cảnh tĩnh mịch, chỉ nghe tiếng chim hót chẳng khác nào những điệu nhạc buồn. Bách Nha than thở và lấy đàn ra gẩy một bản nhạc chan chứa phiền muộn. Từ đó nhạc nghệ của Bách Nha tiến bộ không ngừng. Thực ra thầy Liên Thành là muốn để cho Bách Nha tự cảm nhận trong tự nhiên cô độc.
Một hôm, Bách Nha ngồi thuyền du ngoạn. Khi đến gần một ngọn núi cao bỗng trời mưa, thuyền đậu bên chân núi. Trong tiếng mừa róc rách, Bách Nha mang đan ra gầy, khi đang say mê bỗng cảm thấy dây đàn như đang run rẩy, đây chính là sự cảm nhận tâm hồn của nhạc công, nói lên gần đó có người đang nghe đàn. Bách Nha liền đứng dậy đi ra ngoài thuyền và trông thấy có một người hái củi tên là Chung Từ Kỳ đang ngôi bên cánh rừng. Bách Nha mời Tử Kỳ lên thuyền và gẩy bài "Núi cao" cho Kỳ nghe. Tử Kỳ say đắm trong tiếng đàn và bỗng thốt lên: ôi núi cao nguy nga. Bách Nha lại gẩy bài "Nước chảy". Tử Kỷ khen ngợi: ôi dòng sông nước chảy xôn xang. Nghe Tử Kỳ nói vậy Bách Nha vừa mừng lại vừa khâm phục, nói với Tử Kỳ rằng: trên trần gian này chỉ có người biết được lòng ta, người là bạn tri kỷ của ta. Từ đó hai người kết bạn tri kỷ với nhau.
Bách Nha hẹn với Tử Kỳ rằng sau chuyến du ngoại này sẽ tời nhà thăm Tử Kỳ. Một hôm, Bách Nha đến thăm Tử Kỳ theo lời hẹn, nhưng nào ngờ Tử Kỳ đã qua đời do bị bệnh. Bách Nha cảm thấy vô cùng đau đớn và đến trước mộ Tử Kỳ gảy một bản nhạc hoài niệm và thương nhớ, gảy xong Bách Nha đứng dậy và đập nát cây đàn trước mộ Tử Kỳ. Từ đó Bách Nha đoạn tuyệt với đàn.
Source: http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter17/chapter170408.htm
No comments:
Post a Comment