Get Rich: Tại sao người giàu nhanh hay bị phá sản?
Tại sao người giàu nhanh hay bị phá sản?
Trần Cao Dũng
(Trích dịch từ RICH DAD'S GUIDE TO INVESTING)
Tôi thường nghe mọi người nói : "Khi nào tôi kiếm được thật nhiều tiền, tất cả các vấn đề khó khăn về tài chính sẽ chấm dứt." Trong thực tế những rắc rối chỉ mới bắt đầu. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mới trở nên giàu có lại phá sản ngay vì họ luôn dùng những công thức, thói quen tài chính cũ để áp dụng vào việc giải quyết những vấn đề tài chính mới.
Tại sao người giàu nhanh hay bị phá sản ?
1. Những người trưởng thành và đã quen với cuộc sống thiếu tiền, họ không biết phải làm gì khi có quá nhiều tiền. Thật mỉa mai khi nói rằng, có quá nhiều tiền hay thiếu tiền đều là những nguy hiểm trong cuộc sống. Nếu ai đó không được đào tạo kỹ năng quản lý một số tiền quá lớn, hoặc không có những người cố vấn tài chính uy tín, phần lớn hai điều sẽ xảy ra: một, họ gửi toàn bộ tài sản vào ngân hàng; hai, họ sẽ bị mất đi rất nhanh. Người cha giàu thường nói: "Trong thực tế, đồng tiền có một sức mạnh biến con người trở thành giàu có và nghèo hèn."
2. Khi mọi người tiêu tiền, họ thường có cảm giác rằng họ thông minh hơn, mọi quyết định họ đưa ra đều sáng suốt, thực tế lại hoàn toàn ngược lại! Một số tư vấn tài chính cho những người giàu nhanh đã nhận xét: "Khi một ai đó có cơ may giàu rất nhanh, trước khi phá sản họ phạm phải ba sai lầm: mua máy bay riêng hoặc du thuyền, đi nghỉ hè dài hạn và ly dị với vợ của mình để cưới người đàn bà trẻ, đẹp hơn."
3. Khi bạn có tiền, người thân, họ hàng hay bạn bè tự nhiên trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Thật khó từ chối những người thân quen khi họ hỏi vay tiền. Không chỉ người không có tiền muốn vay tiền của bạn, mà các ngân hàng, khi thấy bạn có tài sản, họ sẵn sàng cho bạn vay nhiều hơn. Thật đúng với câu: "Ngân hàng cho bạn vay chỉ khi nào bạn thật sự không cần đến tiền!"
4. Những người bỗng nhiên trở nên giàu có thường có xu hướng trở thành những nhà đầu tư có vốn nhưng lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm cơ bản về đầu tư.
5. Sự sợ hãi bị mất tiền càng trở nên lớn hơn! Khi một ai đó đang sống trong thiếu thốn, tự nhiên có rất nhiều tiền, với số tài sản đó nỗi sợ hãi nghĩ về cuộc sống thiếu thốn không hề giảm, mà lại tăng lên rất nhiều.
6. Mọi người không nhận ra sự khác biệt giữa chi phí "tốt" và chí phí "xấu". Thực tế cho thấy mọi người trở nên giàu có hay nghèo hèn hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản chi phí (đầu tư).
Phải làm gì với một số tài sản quá lớn ?
Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn nhất định phải có kế hoạch làm thế nào để kiếm được thật nhiều tiền. Trước khi đạt được mục đích đó, việc cần thiết không kém là phải phác thảo kế hoạch để quản lý số tiền kiếm được. Nếu không có kế hoạch bạn sẽ bị mất tiền nhanh hơn so với thời gian bạn cần để kiếm ra nó.
Rất nhiều người mất tiền và rồi phá sản vì họ luôn giữ cách nghĩ của người nghèo. Những người nghèo thì luôn muốn có thật nhiều lãi với chi phí càng ít càng tốt. Nếu không có chi phí, đầu tư thì làm sao có thu nhập. Chính vì không hiểu được điều đó nên họ không nhận ra được sự khác biệt giữa chi phí chính đáng và chí phí không chính đáng. Người nghèo thường sống trong sự sợ hãi mất tiền, luôn sống hà tiện, bán rẻ cuộc sống để mong giữ được số tiền đang có. Người giàu nhìn nhận được hai mặt của vấn đề, họ làm bất cứ việc gì với mục đích đầu tiên là trao dồi kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm, luôn biết đầu tư, chi tiêu đồng tiền đúng nơi, đúng chỗ, để đồng tiến kiếm tiền thay họ.
Sự khác biệt trong học vấn dẫn đến sự khác biệt trong cách suy nghĩ, từ đó dẫn đến sự khác biệt trong cuộc sống của mỗi người !
No comments:
Post a Comment