Wednesday, February 14, 2007

Những vụ scandal nổi tiếng của thế giới Internet

Các ngôi sao Hollywood như Pamela và Tommy Lee, Paris Hilton và Rick, Colin Farrell và Nicole hẳn đã thấm thía bài học: "Khi ai đó chĩa ống kính vào bạn khi bạn không đóng phim thì tốt nhất mau mau mặc quần áo vào".

Những đôi người mẫu, diễn viên này đã khổ sở khi không thể nào ngăn nổi các đoạn phim quay cảnh ân ái của họ bị phát tán rộng trên Internet. Một nghị sĩ Mỹ từng nói Internet không chỉ là một thùng rác mà là một hệ thống ống thông nhau. Lời đồn đại lan truyền qua những ống đó, cộng với khả năng "thêm mắm thêm muối" của người xem và âm mưu của kẻ phá hoại, đã khiến một rắc rối tưởng chừng đơn giản thành một vụ scandal mà hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người biết đến.

"Đừng hỏi, đừng nói. Và đừng có nói cho AOL"

Ảnh: PC World.
Ảnh: PC World.

Sĩ quan người Mỹ Timothy R. McVeigh cảm thấy chẳng có gì tội lỗi khi ông điền từ "gay" (người đồng tính) vào phần tình trạng hôn nhân trong hồ sơ trên AOL của mình. Dù không tiết lộ họ và những dữ liệu nhạy cảm khác, sự nghiệp 17 năm trong hải quân Mỹ của ông vẫn phải chấm dứt khi nhân viên AOL để lộ thông tin này cho một điều tra viên vào mùa thu năm 1997.

AOL ban đầu khẳng định họ không cố ý hại McVeigh và xin lỗi vì đã vi phạm nguyên tắc giữ bí mật thông tin. Sau đó, hãng này lại chỉ trích quân đội đã "lừa" nhân viên của mình bằng cách giả vờ là bạn của McVeigh.

Khi bị buộc tội vi phạm điều lệ "không hỏi, không nói" (don"t ask, don"t tell) và phải giải ngũ, McVeigh đã phản kháng và được tòa án chấp nhận cho giữ chức vụ cũ dù ông vẫn phải ra khỏi quân đội.

Rootkit hay ác quỷ
Ảnh: PC World.
Ảnh: PC World.

Lễ hội ma Halloween 2005 là trở thành đêm khủng hoảng cho Sony BMG Music. Đúng ngày đó, chuyên gia Mark Russinovich đăng một bài viết trên blog nói rằng khi quét ổ cứng, ông đã phát hiện ra một rootkit - "tấm áo tàng hình" cho phần mềm nguy hiểm được hacker sử dụng để tránh sự phát hiện của các chương trình bảo mật - tại đĩa CD Get Right With the Man của Sony.

Ngay lập tức, nhiều blogger khác nhập cuộc và khẳng định tính xác thực của thông tin trên. Ban đầu, Sony khẳng định phần mềm chống sao chép của họ không hề biến hơn một nửa triệu máy tính thành đồ chơi cho hacker. Trước sức ép của dư luận, Sony buộc phải phát hành bản vá hỗ trợ người sử dụng gỡ bỏ rootkit và tiến hành đổi đĩa CD. Từ đó đến nay, danh tiếng của công ty này vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

"Chúng ta đi kiện người chết"

Bắt đầu từ tháng 9/2003, tổ chức Hiệp hội thu thanh (RIAA) và Hiệp hội điện ảnh (MPAA) của Mỹ đã thực hiện bước đi mới trong việc chống lại nạn tải lậu: kiện người tiêu dùng vì đã sao chép nhạc và phim trái phép. Họ thuê một số công ty theo dõi các mạng chia sẻ ngang hàng (P2P), ghi lại địa chỉ IP và buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) tiết lộ tên tuổi khách hàng.

Trong số hơn 18.000 người bị kiện gần đây có cả những bà mẹ đã qua đời và những gia đình không hề có lấy một chiếc máy tính do họ chỉ đứng tên chủ hợp đồng đăng ký dịch vụ Internet. Bất chấp những nỗ lực của RIAA và MPAA, hiện tượng chia sẻ file vẫn tiếp tục diễn ra, doanh thu đĩa CD ngày một thu hẹp và nhu cầu mua nhạc và phim qua mạng cũng đã tăng lên.

Tạo thông tin giật gân

Năm 1986, Paul Freck Morgan bị liệt hai chân trong một vụ tai nạn. Hè 2001, ông nảy ra ý tưởng ghi lại cảnh ông dùng máy xén cắt bỏ chân và đăng lên Internet. Những ai muốn thử "cảm giác mạnh" có thể trả cho Morgan 20 USD (hoặc 2 USD nếu chỉ xem cảnh cắt một ngón chân). Số tiền thu về sẽ được dùng để ông lắp đôi chân giả.

Hành động của ông làm dấy lên một cuộc tranh cãi giữa các cư dân mạng: liệu người ta có cần phải cắt bỏ một phần cơ thể mình để kiếm tiền và đạt được sự nổi tiếng quái gở? Tuy nhiên, ngày cắt chân theo dự kiến vào tháng 1/2002 đã không diễn ra. Một số người cho rằng đây cũng chỉ là một trò lừa giống như trên trang OurFirstTime.com, Ken Tipton tuyên bố sẽ đăng cảnh "phá trinh" một thiếu nữ còn trang Manbeef.com khẳng định sẽ bán... thịt người.

Tán tỉnh qua chat
Ảnh: CNet.
Ảnh: CNet.

Sự quan tâm trên mức bình thường của hạ nghị sĩ bang Florida (Mỹ) Mark Foley đối với một phụ tá nam đáng lẽ ra không phải là chuyện quá tai tiếng trong lòng Washington, D.C. Tuy nhiên, chính Internet đã khiến "tình yêu" cùng những đoạn chat khêu gợi của Foley chu du đi khắp thế giới và buộc phải từ chức trong tháng 10/2006.

Chuyện tình Clinton - Lewinsky

Bắt đầu từ ngày 17/1/1998, tai tiếng về cuộc tình bí mật giữa cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và phụ tá Monica Lewinsky đã "vinh dự" được mạng kết nối toàn cầu biến thành một trong những vụ scandal lớn nhất lịch sử nước Mỹ.

Hải Nguyên (theo PC World)

No comments: