Bạn muốn thành công không?
Sự thành công có tỉ lệ thuận với tài năng? Xin thưa ngay rằng ko. 90% người thành công trong cuộc sống không phải là người tài năng nhất. 10% còn lại là những người xuất sắc, cũng cực kì hiếm gặp. Vậy phải làm thế nào để thành công trong khi bạn không phải là người tài năng nhất?
1. Chăm chỉ: Chính lao động thực tế sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm thực tế mà ko 1 sách vở nào dạy được . Đó là những kinh nghiệm của riêng bạn, với những hoàn cảnh cụ thể ,con ngừơi cụ thể. Và vì thế, những kình nghiệm ấy là vô giá.Chúng sẽ giúp bạn trở thành người hoạt động, khoẻ mạnh, có kĩ năng lao động và thích nghi nhanh.
2. Cầu toàn một cách thông minh, mềm dẻo: Nhiều cuốn sách tôi đọc ca ngợi đức tính cầu toàn nhưng trong cuộc sống nếu cầu toàn quá sẽ trở nên rất mệt mỏi. Hiện tại, có rất nhiều thang giá trị do sự phân hoá mạnh mẽ trong lao động, sáng tạo , hưởng thụ...Chúng ta phải biết mình đang sống ở thang giá trị nào. Người tài giỏi có thể hoàn thành công việc ở hiệu xuất 100% nhưng môi trường anh ta đang ở trong đó lại ko cần 100% hiệu xuất đó. Nếu anh ta cứ khăng khăng làm hết sức lực của mình, có thể anh ta đã lấn sang việc của người khác, làm người khác khó chịu. Kết quả có thể là vô cùng tiêu cực cho cả anh ta và đồng nghiệp xung quanh, gây khó xử cho sếp.
3. Chân thành: Có rất nhiều thủ pháp, tiểu xảo nhưng chỉ nên áp dụng cho công việc với đối thủ. Với những người sống và làm việc gần bạn , chỉ 2 chữ chân thành mới giúp bạn vượt lên. Bạn không thể làm việc cô độc một mình. Sự thành công của tập thể, dù là nhờ vào nỗ lực của bạn là chính, vẫn là kết quả chung.Vì thế, hãy chân thành thừa nhận nỗ lực của những người khác. Có thể họ nỗ lực theo 1 cách khác bạn nhưng hãy suy xét và thông minh hiểu họ. Sự khác nhau làm nên điều kì diệu của cuộc sống. Hãy tôn trọng sự khác nhau đó từ đáy lòng, bạn sẽ nhận được nhiều sự đồng cảm. Như thế là bạn đã mạnh lên.
4. Khiêm tốn: Thế giới tri thức là vô tận. Bạn có thể rất xuất sắc trong lĩnh vực của mình nhưng lại là con số 0 hoặc rất kém tắm trong nhiều lĩnh vực khác. Hãy biết lắng nghe, thấu hiểu và sẵn sàng coi người khác là thầy.
5. Cầu tiến: Là bước tiếp theo tất yếu của một người khiêm tốn. Khi đã biết việc học là cả đời, hãy học ở bất cứ đâu, bất kì ai. Những lỗi lầm do sự thiếu hiểu biết sẽ tránh xa bạn.
6. Tỉnh táo, biết nắm lấy cơ hội đứng lúc: Nghe có vẻ trừu tượng. Thế nào là cơ hội? Thế nào là đúng lúc? Bạn là người khoẻ mạnh, chăm chỉ, cầu toàn, thực tế, chân thành, khiêm tốn, cầu tiến, chắc chắn sớm muộn bạn sẽ có cơ hội để thể hiện mình. Ko một ông sếp nào ghét và ko muốn trao cơ hội cho một người dễ thương như bạn.Bạn chỉ cần tỉnh táo để hoàn thành cơ hội đó 1 cách ấn tượng nhất mà thôi.
7. Hãy trung thực với bản thân, sống đúng với những gì bạn đang có: Điều này nghe thì dễ nhưng ko hề dễ thực hiện. Khi ta muốn đạt tới đỉnh nào đó, ta fải nỗ lực rất nhiều, fải vượt qua được những thử thách, cám dỗ cũng là lúc ta lớn hơn bản thân rất nhiều. Điều này dễ dẫn đến việc tự huyễn hoặc bản thân, tự mãn về những thành công quá sớm. Bạn có thể mất tất cả trong khi vừa mới bắt đầu cuộc sống. Để tránh sai lầm tồi tệ này, cần dành thời gian cho quá khứ . Đừng nghĩ là phải làm gì to tát, chỉ là những giây phút bên người thân, trở về quê quán, bạn sẽ luôn nhớ mình là ai, ra đi từ đâu.
8. Sống có mục đích:.Khi xã hội phát triển, cuộc sống cũng được đảm bảo hơn, Bạn ko fải lo bị đói, bị mất nhà, mất việc, bị thiên tai địch hoạ. Sự vô lo đó rất dễ nảy sinh tâm lí ỷ lại, sống hôm nay, ko biết ngày mai. Sức ỳ và độ trơ của cảm xúc sẽ lớn dần theo tuổi tác chính là kẻ thù của thành công. Vì cơ hội chỉ có hạn, bạn không vạch kế hoạch để đón nhận nó, nó sẽ rơi ngay vào tay kẻ khác.
Source: http://blog.360.yahoo.com/blog-72xWPrg1eqgZBhdbptaWAnczWZ0-?cq=1&p=1186&n=28500
No comments:
Post a Comment