Bill Gates - đằng sau một ngai vàng (kỳ 10): Microsoft thời lận đận
Nụ cười sảng khoái của Linus Torvalds, cha đẻ của hệ điều hành Linux, sau khung cửa sổ - windows bị bể |
Người khổng lồ già lão!?
Trước đó vài tuần, Ủy ban châu Âu cũng phạt Microsoft 500 triệu euro tội cài phần mềm nghe - nhìn vào hệ điều hành. Doanh số Microsoft tụt giảm. Tỉ lệ tăng trưởng tiếp tục chậm và sự mở rộng thị trường cũng bắt đầu nhích từng bước nhỏ.
Ngay trong nội bộ Microsoft dường như cũng có nhiều bất ổn. Hệ điều hành mới, mật danh Longhorn - phiên bản nâng cấp mới nhất của Windows mà Microsoft quảng cáo là sẽ "thay đổi tận gốc rễ về cách thức sử dụng vi tính" - đã chậm phát hành hơn thời gian trù liệu. Dân vi tính bắt đầu gọi Longhorn là "long wait" (chờ mệt nghỉ). Và người ta cho rằng Longhorn sẽ không thể có mặt ngoài thị trường cho đến năm 2006.
Đã qua rồi thời của những 20% hoặc thậm chí 30% (tỉ lệ tăng trưởng hằng năm). Dự báo lạc quan nhất cho biết vài năm tới Microsoft chỉ tăng 11% là hết cỡ. BusinessWeek đặt câu hỏi liệu người khổng lồ Microsoft có phải đang trở thành một IBM thời thập niên 1980 hay không? Vẫn làm ăn có lời nhưng nhích lên từng bước "cà nhắc" chật vật? Vẫn là đại gia nhưng không "đáng mặt anh hùng"? Vẫn khổng lồ nhưng là "ông già miệng móm" (?) - BusinessWeek viết.
Trong tám năm qua (tính đến 2004), Microsoft đã xài hơn 10 tỉ USD cho doanh nghiệp MSN (trang tin trực tuyến và dịch vụ Internet) - theo nhà phân tích Charles DiBona thuộc Sanford C. Bernstein & Co, nhằm giành khách hàng của America Online. Tuy nhiên, MSN đang làm ăn xính vính.
Tương tự, sau bốn năm nỗ lực, Microsoft đã thuyết phục hàng loạt công ty sản xuất điện thoại di động dùng phần mềm của mình nhưng nhiều công ty đã khước từ (trong đó có Nokia). Ngày 2-4-2004, Microsoft đã phải chi ra gần 2 tỉ USD để dàn xếp vụ kiện độc quyền với Hãng Sun Microsystems. Nhưng dù có thế, Bill Gates vẫn lạc quan.
"Người ta cứ nói với chúng tôi rằng "các anh chẳng có thể làm được gì mới". Tôi biết ít nhất trong một thập niên nữa nhận xét đó là sai, hoàn toàn sai. Thật hứng khởi làm sao khi có thể làm cho họ kinh ngạc" - Bill Gates nói.
Và chàng trai hào phóng xuất hiện...
Năm 1998, tại cuộc triển lãm phần mềm máy tính, chủ tịch Microsoft Steven A. Ballmer (hiện là tổng giám đốc điều hành - CEO) đã khinh khỉnh nhạo Linux là "lie-nucks". Khi được hỏi liệu có phát âm đúng từ trên chưa, Ballmer trả lời rằng Linux chỉ là một "chứng nghẹt đàm không đáng làm chúng tôi phí thời gian". Đến nay, không nhân viên Microsoft nào không biết phát âm chính xác "Linux" (đọc là [lyn-ix]). Nhiều năm qua, Microsoft đã hạ gục vô số địch thủ, từ Novell, Borland, Lotus đến Netscape, nhưng Linux là đối thủ đầu tiên khiến Microsoft mất ăn mất ngủ. Và trong cuộc phỏng vấn tờ Chicago Sun-Times vào năm 2002, CEO Steven Bản tin Wired News 20-10-2003 còn kể rằng đích thân chủ tịch Microsoft Bill Gates đã phải dụ Đại học Oxford (Anh) sử dụng Windows hơn là Linux. Sự bùng nổ của hiện tượng Linux thể hiện rõ đến mức hiện tại ngày nào các báo trực tuyến chuyên ngành công nghiệp vi tính cũng đều đăng thông tin mới liên quan đến Linux… Từ vạch xuất phát zero cách đây ba năm, Linux đã chiếm 13,7% thị trường máy tính mạng chủ (server computer) trị giá 50,9 tỉ USD và có thể tăng lên 25,2% vào năm 2006, đưa Linux lên vị trí thứ nhì thế giới - theo Business Week 3-3-2003. |
Cậu thanh niên đó là Linus Torvalds, người duy nhất trên thế giới có khả năng tạo ra phần mềm đáng ngang tầm với hệ điều hành Windows của Microsoft, và đáng nói nhất là cậu tặng không cho tất cả. Năm 1992, Torvalds đăng ký Linux tại Tổ chức Phần mềm miễn phí, cho phép bất kỳ cá nhân hay công ty nào tung Linux ra thị trường mà không cần trả tiền bản quyền.
Cậu là người hào phóng nhất thế giới? - tạp chí Reader's Digest đã đặt câu hỏi mang tính khẳng định trong bài viết nói về thiên tài tin học Linus Torvalds trong số tháng 3-2001… Người ta đã so sánh việc Linus Torvalds tặng không hệ điều hành Linux như việc Coca-Cola công bố công thức sản xuất Coke hay Lầu Năm Góc tung ra các mật mã phóng tên lửa. Nhưng Torvalds đã làm chuyện "dại dột" đó.
Bất cứ ai có điều kiện truy cập Internet, từ Bắc Kinh, Berlin cho đến Boston, đều có thể tải về máy mình mật mã nguồn mà Torvalds đã viết để biến nó thành hệ điều hành riêng. Linux - hệ điều hành thành công duy nhất được tạo ra ngoài địa phận Mỹ - đã và đang trở thành một hiện tượng thế giới. Thậm chí những viên chức điều hành cấp cao nhất của Microsoft cũng đang lo rằng Linux sẽ chiếm vị trí độc tôn của Windows.
Trong khi đó, Linus Torvalds đang trở thành thần tượng của nhiều thanh niên khắp thế giới. "Khi tạo ra Linux, tôi làm vì vui thích, không nghĩ rằng mình làm được điều gì mới…" - Torvalds khiêm tốn kể. Tuy nhiên, cái "không có gì mới" của Torvalds hiện được khoảng 30 triệu người khắp thế giới sử dụng.
Dù là tỉ lệ rất nhỏ so với hơn 400 triệu người đang dùng Microsoft Windows, nhưng Linux đang ngày càng có nhiều viện nghiên cứu ứng dụng để tạo ra hệ điều hành địa phương. Linux sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế của máy tính - tiên đoán của Ross Mauri, phó chủ tịch IBM.
Danh tiếng Linux lọt đến tai các hãng lớn. Intel bắt đầu nghiên cứu để đưa Linux chạy ổn định trên phần cứng của mình và Hãng Oracle cũng vừa tuyên bố sẽ tung ra phần mềm tương thích với Linux. Hệ điều hành Linux của Torvalds hiện còn xuất hiện trong vài máy tính nghiên cứu của NASA và thậm chí NATO cũng dùng Linux để chạy một số chương trình…
Năm 1998, Torvalds dời gia đình (vợ và hai con gái) đến Silicon Valley và gia nhập Công ty Transmeta chuyên sản xuất bộ vi xử lý. Năm ngoái, Transmeta tiết lộ kế hoạch nghiên cứu một chip điện tử mà một ngày không xa sẽ làm thay đổi các thiết bị máy tính cầm tay. Công việc của Torvalds được giữ bí mật. Trong khi đó "gia đình Linux" ngày càng bành trướng.
Đến nay, có ít nhất 10.000 phiên bản đã được viết, dựa vào Linux gốc. Bản tin Network World 21-10-2003 cho biết Linux an toàn hơn Windows XP, dựa vào nghiên cứu từ Tổ chức Evans Data với sự tham gia của 500 nhà thảo chương chuyên nghiệp.
Phần mình, Torvalds vẫn tin vào khả năng có thể cạnh tranh của Linux với Microsoft Windows. "Tôi không ghét Microsoft nhưng tôi tin vào thuyết tiến hóa của Darwin. Tôi tin rằng hệ điều hành nào tốt hơn cuối cùng sẽ thắng thế" - thiên tài Linus Torvalds nói.
Với Microsoft, bây giờ đã là quá trễ để chặn đứng sự phát triển của Linux. Microsoft có thể hạ gục một hoặc nhiều công ty nhưng họ không thể ngăn cản một xu hướng.
NHÓM FIRST NEWS biên dịch
Source: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56520&ChannelID=20
No comments:
Post a Comment