Saturday, March 29, 2008

Chessgames java applet

my first game i've beaten Nagaskaki

codebase="/java/cvd/"
archive="Viewer-Deluxe.jar"
code="ChessBoard.class"
align="baseline" width="631" height="560">









Thursday, March 20, 2008

Minute of Wisdom - Giây phút khôn ngoan

Tác giả: Lm. Anthony de Mello, S.J.

Gs. Đỗ Tân Hưng chuyển ngữ

................

THAY LỜI TỰA

"Thưa Thầy, có thể nào có sự Minh-Triết Trong Một Phút không?"

Minh-Sư đáp: "Chắc chắn có."

"Nhưng một phút chắc chắn quá ngắn ngủi phải không?"

"Nó quá dài đến độ thừa ra năm mươi chín giây đấy!"

Thấy đệ tử ngỡ ngàng, Minh sư bèn nói tiếp: "Phải mất bao lâu để nhìn thấy mặt trăng?"

"Vậy tại sao ta cần phải mất bao nhiêu năm tháng dài để bồi bổ tâm linh?"

"Có thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng."

Minh Sư trong những mẩu chuyện sau đây không phải là một nhân vật duy nhất. Ngài chính là một Gu-ru Ấn-Độ, một Thiền Sư, một Đạo Nhân, một Ra-Bi Do-Thái, một Đan Sĩ Kitô giáo, một Xu-Phi Hồi giáo. Ngài vừa là Lão-Tử lẫn triết gia Socrate, là Đức Phật Thích-Ca lẫn Chúa Giêsu, là Zarathustra lẫn đức Mahomet. Người ta tìm thấy giáo thuyếtù của ngài ở thế kỷ thứ bảy trước công nguyên và ở trong thế kỷ hai mươi nữa. Sự minh triết của ngài thuộc về cả Đông lẫn Tây. Tiểu sử của ngài thực sự có quan trọng lắm không? Nói cho cùng, lịch sử chỉ ghi chép những hiện tượng, chứ không phải cái Thực Chất, những giáo thuyết chứ không phải sự Thinh Lặng.

Chỉ cần một phút để đọc mỗi một giai thoại sau đây. Có thể quí vị sẽ thấy ngôn từ của Minh Sư chói tai, gây phẫn nộ, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. Quả thật không phải là một quyển sách dễ đọc! Sách này được viết ra, không phải để giáo huấn nhưng để Thức Giác. Tiềm ẩn trong những trang sách đó (không phải trong những giòng chữ in, không phải ngay cả trong những câu chuyện, nhưng là trong tinh thần, trong tâm thức, trong bầu không khí) là một sự Minh Triết không thể truyền đạt qua ngôn ngữ con người.

Khi quí vị đọc những trang sách in và cố gắng lãnh hội ý nghĩa ngôn từ khó hiểu của Minh Sư thì có thể quí vị, mặc dù không chú tâm, sẽ được may mắn sa vào sự Giáo Huấn Thầm Lặng bàng bạc trong suốt quyển sách và quí vị sẽ được Thức Giác - và biến đổi. Minh Triết có nghĩa như sau: quí vị được thay đổi mà không cần phải dùng một nỗ lực mảy may nào; được biến đổi - quí vị tin hay không thì tùy ý- chỉ bằng cách thức giấc để đối diện với thực chất, cái thực chất không nằm trong ngôn từ mà hiện hữu bên kia biên giới của ngôn ngữ.

Nếu quí vị may mắn đã được Thức Giác, quí vị sẽ hiểu vì sao ngôn ngữ tinh tế nhất là ngôn ngữ không được diễn đạt bằng lời nói, hành động tinh tế nhất là hành động không thể hiện bằng việc làm và sự biến đổi tinh tế nhất là sự biến đổi không do ý lực.



CẨN TRỌNG:

Quí vị hãy dùng liều lượng nhỏ - mỗi lần đọc một hay hai mẩu chuyện.

Nếu dùng quá liều, sự hiệu nghiệm sẽ giảm đi.

PHẦN MỘT


PHÉP LẠ

Một người đã băng ngàn lội suối để kiểm chứng cho rõ thực hư về danh tiếng đồn đãi của Minh Sư.

Ông ta hỏi một đệ tử: "Minh Sư của anh đã làm được những phép lạ nào?"

"Này ông bạn, có những phép lạ khác nhau. Trong xứ bạn, người ta bảo phép lạ là khi Thượng Đế làm theo ý muốn của một người. Còn trong xứ chúng tôi, người ta bảo phép lạ là khi một người thực thi Thánh Ý Thượng Đế!"



TRƯỞNG THÀNH

Một đệ tử suốt ngày cầu nguyện, Minh Sư bảo: "Chừng nào con mới thôi nương tựa vào Thượng Đế và đứng vững trên đôi chân của con?"

Đệ tử sửng sốt: "Nhưng chính thầy là người đã dạy chúng con nhìn lên Thượng Đế như một người Cha mà!"

"Chừng nào con mới hiểu được rằng người cha không phải là một kẻ để con có thể nương tựa mà là một kẻ giúp con vứt bỏ cái khuynh hướng tựa nương."



NHẠY CẢM

"Thưa thầy, làm sao con chứng nghiệm được rằng con với vạn vật là một?"

Minh-Sư đáp: "Bằng cách lắng nghe."

"Và con phải lắng nghe như thế nào?"

"Con hãy lắng tai để nghe ngóng mỗi lời thì thầm của vũ trụ. Khi con nghe thấy chính tiếng nói của con thì con hãy thôi nghe."

PHI LÝ

Minh Sư cố cọ xát một viên gạch trên sàn căn phòng mà đệ tử đang tọa thiền.

Ban đầu, đệ tử xem ra thích thú, lấy đó làm một trắc nghiệm đối với năng lực tập trung của mình. Nhưng khi không thể chịu đựng tiếng động được nữa, đệ tử la lên: "Trời đất ơi! Thầy làm gì vậy? Thầy không thấy con đang thiền định hay sao?"

Minh Sư đáp: "Thầy cọ giũa viên gạch này để làm thành một tấm kiếng soi mặt."

"Thầy điên rồi! Làm sao thầy có thể làm một tấm kiếng từ một viên gạch?"

"Thầy không điên hơn con đâu! Làm sao con có thể biến cái tôi của con thành một con người thiền định?"



MINH BẠCH

Minh Sư bảo: "Đừng tìm kiếm Thượng Đế. Các con chỉ cần nhìn thôi - và mọi chuyện sẽ được tỏ bày."

"Nhưng phải nhìn như thế nào?"

"Mỗi khi nhìn vật gì, các con chỉ thấy vật đang ở đó thôi và không thấy vật gì khác nữa."

Các đệ tử hoang mang nên Minh Sư giảng giải cách đơn giản hơn: "Chẳng hạn, khi các con nhìn mặt trăng thì các con chỉ nên thấy mặt trăng thôi mà không thấy gì khác nữa."

"Khi người ta nhìn mặt trăng, thì người ta có thể thấy gì khác ngoại trừ mặt trăng?"

"Người đói bụng có thể (nhìn mặt trăng mà) thấy một mẩu phó mát hình tròn. Người si tình có thể thấy khuôn mặt người yêu."



TÔN GIÁO

Nhân một chuyến công du, vị Tổng Trấn sở tại dừng chân đảnh lễ Minh Sư.

Ông nói: "Thưa ngài, Việc Nước bề bộn không cho phép tôi có nhiều thì giờ luận bàn viển vông. Có thể nào ngài tóm gọn cốt lõi của tôn giáo trong một hai câu, cho một người quá bận rộn như tôi không?"

"Vì lợi ích của Thượng Quan, tôi xin tóm tắt điều cốt yếu đó trong một từ (kép)"

"Tuyệt vời! Và từ siêu việt đó là gì?"

"Thinh-Lặng."

"Và đường nào dẫn tới Thinh-Lặng?"

"Chiêm-niệm."

"Và xin cho phép tôi được hỏi chiêm-niệm là gì?"

"Thinh-Lặng."

LINH ĐẠO

Mặc dù đó là Ngày Tịnh Khẩu của Minh-Sư, một khách hành hương đã van lơn ngài ban bố một lời minh triết để có thể hướng dẫn suốt hành trình cuộc sống.

Minh Sư ân cần gật đầu, lấy một tờ giấy và viết gọn lỏn hai chữ: "Thức Tỉnh".

Lữ khách lúng túng: "Quá vắn tắt. Có thể nào xin thầy vui lòng khai triển thêm chút xíu?"

Minh Sư lại cầm miếng giấy lên và viết: "thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh."

Người khách lạ không hiểu ất giáp gì cả nên nói: "Nhưng những chữ đó nghĩa là gì?"

Minh Sư với lấy tờ giấy và viết: "thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh nghĩa là THỨC TỈNH"



TỈNH THỨC

"Có điều gì con có thể làm để được Thức Giác?"

"Không có điều gì, cũng như con không thể làm cho mặt trời mọc ban sáng được."

"Vậy thì những bài tập tu đức mà thầy truyền dạy, dùng để làm gì?"

"Để chắc chắn con không còn ngủ mê khi mặt trời bắt đầu mọc lên."



HIỆN DIỆN

"Ở đâu con sẽ tìm được sự Thức Giác?"

"Ở nơi đây."

"Chừng nào điều đó xảy ra?"

"Đang xảy ra ngay bây giờ đây."

"Vậy tại sao con không cảm nghiệm được?"

"Bởi vì con không nhìn."

"Con phải nhìn để tìm gì?"

"Không để tìm cái gì hết. Chỉ nhìn thôi."

"Nhìn gì?"

"Nhìn cái mà mắt con dán xuống."

"Con có phải nhìn một cách đặc biệt không?"

"Không. Con chỉ nhìn một cách bình thường mà thôi"

"Nhưng phải chăng con không luôn luôn nhìn một cách bình thường?"

"Không."

"Tại sao không."

"Vì muốn nhìn, con phải hiện diện ở đó. Thường khi con vẫn ở đâu đâu."

CHIỀU SÂU

Minh-Sư nói với doanh nhân: "Cũng như con cá phải chết ở trên đất khô, bạn cũng phải chết như vậy khi bạn vướng mắc thế sự. Con cá phải trở về với nước - bạn cũng phải trở về với sự cô tịch."

Doanh nhân cảm thấy bàng hoàng: "Tôi phải bỏ việc kinh doanh của tôi để vào sống trong tu viện sao?"

"Không, không phải. Bạn cứ duy trì doanh nghiệp của bạn và hãy đi vào trong nội tâm của bạn."



NỘI TÂM

Đệ tử thỉnh cầu một lời minh triết.

Minh Sư đáp: "Con hãy ngồi trong tịnh xá của con và tịnh xá của con sẽ dạy con sự minh triết."

"Nhưng con không có tịnh xá. Con không phải là một đan sĩ."

"Dĩ nhiên con có một tịnh xá. Hãy nhìn vào bên trong."



ĐOÀN SỦNG

Một đệ tử là người Do Thái hỏi: "Con phải làm việc lành nào để được Thượng Đế chấp nhận?"

Minh Sư trả lời: "Làm sao thầy biết được. Thánh Kinh nói rằng tổ phụ Abraham thực thi lòng hiếu khách và Thiên Chúa ở với ông. Tiên tri Elia say mê việc cầu nguyện và Thiên Chúa ở với ông. Vua David chăm lo việc trị nước và Thiên Chúa cũng ở với ông nữa."

"Có cách gì con có thể tìm ra việc mà Thượng Đế đã phân định cho riêng con không."

"Có chứ. Hãy tìm kiếm trong nội tâm con khuynh hướng sâu thẳm nhất, rồi nương theo đó mà hành động."

HÒA ĐIỆU

Trái với lẽ thường, Minh Sư ít tôn trọng luật lệ và truyền thống.

Một đệ tử và con gái ông cãi vã nhau vì ông đòi hỏi cô phải tuân theo luật lệ của đạo giáo khi chọn lựa người chồng tương lai.

Minh Sư công khai theo lập trường của người con gái .

Khi người đệ tử ấy ngạc nhiên vì sao một người thánh thiện như Minh Sư mà hành động như thế, ngài nói: "Con phải hiểu rằng cuộc sống cũng giống như âm nhạc, nghĩa là được hình thành bằng bản năng và cảm nhận hơn là bằng những luật lệ."



THÔNG CẢM

"Làm thế nào để con được ơn đừng bao giờ đoán xét người lân cận?"

"Bằng cầu nguyện."

"Vậy tại sao con chưa được ơn đó?"

"Tại vì con không cầu nguyện đúng chỗ."

"Chỗ đó ở đâu?"

"Ở trong cung lòng Thượng Đế."

"Và con vào đó như thế nào?"

"Con phải hiểu rằng ai phạm tội cũng đều không biết việc mình làm, nên họ đáng được thứ tha."



ẢO TƯỞNG

"Làm thế nào để đạt tới sự Sống Vĩnh Cửu?"

"Sự Sống Vĩnh Cửu chính là bây giờ đây. Con hãy trở về với hiện tại."

"Nhưng con đang sống trong hiện tại bây giờ đây, không phải sao?"

"Không phải đâu."

"Sao lại không?"

"Tại vì con không buông bỏ quá khứ."

"Tại sao con phải buông bỏ quá khứ? Không phải tất cả những gì thuộc về quá khứ đều xấu cả."

"Ta buông bỏ quá khứ, không phải vì quá khứ xấu xa, nhưng vì quá khứ đã chết rồi."

LỜI TIÊN TRI

"Con muốn trở thành một người dạy Chân Lý."

"Con có sẵn sàng để bị chế giễu, ghét bỏ và đói khổ cho đến năm bốn mươi lăm tuổi không?"

"Thưa được. Nhưng xin thầy nói cho con biết: điều gì sẽ xảy ra khi con quá bốn mươi lăm tuổi?"

"Con sẽ quen sống như thế."



CẢI TIẾN

Một người trai trẻ hoang phí hết gia tài vừa được thừa hưởng. Như thường xảy ra trong cảnh ngộ như thế, lúc anh bị cháy túi thì bạn bè bỏ rơi anh.

Cùng đường, anh tìm tới Minh Sư và nói: "Con mất hết tiền tài, bạn hữu. Điều gì sẽ xảy đến cho con nữa đây?"

"Con đừng lo. Hãy ghi nhớ lời thầy nói đây: mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp trở lại."

Chàng thanh niên lóe lên một tia hy vọng trong ánh mắt: "Con sẽ giàu có trở lại ư?"

"Không phải. Con sẽ quen sống cô đơn và không một đồng xu dính túi."



THỰC DỤNG

Nữ đệ tử chuẩn bị tiệc cưới, tuyên bố là do lòng yêu thương kẻ nghèo, chị đã thuyết phục gia đình đi ngược lại tục lệ bằng cách sắp xếp những khách nghèo hèn ngồi ở bàn đầu, còn những khách quyền quí ngồi ở cửa ra vào.

Chị nhìn vào mắt Minh Sư, chờ đợi ngài tán thành.

Minh Sư suy nghĩ một lát rồi nói: "Con ơi, đó là điều rất đáng tiếc. Đám cưới ấy không làm ai hài lòng hết. Gia đình con sẽ khó xử. Khách quyền quí sẽ bị xúc phạm và khách nghèo hèn sẽ đói meo, vì khi phải ngồi bàn đầu thì họ e dè nên không ăn uống no nê được."

NGU MUỘI

Đệ tử trẻ tuổi là một thần đồng đến nỗi học giả khắp nơi tìm đến tham vấn và rất ngạc nhiên trước sự hiểu biết của anh ta.

Khi vị Tổng Đốc sở tại muốn tìm một người cố vấn, ông đã đến gặp Minh Sư và hỏi: "Xin ngài nói cho tôi biết có đúng là cậu thanh niên đó đã biết nhiều điều như người ta đồn đãi?"

Minh Sư gượng gạo trả lời: "Thật tình mà nói, người thanh-niên đó đã đọc nhiều đến nỗi tôi không hiểu làm sao cậu ta có thể tìm ra thì giờ để biết được một điều gì."

HUYỀN THOẠI

Minh Sư truyền đạt giáo huấn của ngài qua những mẩu chuyện hay dụ ngôn mà đệ tử lãnh hội một cách thích thú hay đôi khi bực dọc vì họ mong ước được nghe những diễn từ sâu sắc hơn.

Minh Sư vẫn thản nhiên. Đối với những phản kháng của đệ tử, ngài chỉ trả lời như sau: "Các con thân mến, các con chưa bao giờ hiểu rằng khoảng cách ngắn nhất giữa con người và Chân Lý là một mẩu chuyện."

Lần khác ngài nói: "Các con đừng xem thường những mẩu chuyện. Chính nhờ cây nến một xu mà người ta tìm được đồng tiền bằng vàng; xuyên qua những câu chuyện tầm thường, người ta khám phá được những chân lý sâu sắc độc đáo."



HẠNH PHÚC

"Con rất cần đến sự giúp đỡ của thầy - nếu không, con sẽ quẫn trí luôn. Chúng con ở trong một căn phòng độc nhất, gồm có vợ chồng, con cái, và dâu rể! Do đó chúng con luôn bị căng thẳng thần kinh, la hét cãi cọ nhau om sòm. Căn nhà thật là chốn địa ngục."

Minh Sư đáp một cách trịnh trọng: "Con có hứa là làm bất cứ những gì thầy dạy bảo không?"

"Con xin thề là sẽ làm bất cứ điều gì."

"Được rồi. Con có bao nhiêu gia súc?"

"Một con bò cái, một con dê và sáu con gà."

"Con hãy đem hết các con vật đó vào trong căn phòng của con. Rồi con hãy trở lại sau một tuần lễ."

Đệ tử kinh hoàng. Nhưng đã trót hứa vâng lời. Do đó, anh ta đã mang các gia súc vào nhà. Một tuần lễ sau anh ta trở lại, gương mặt rầu rĩ thảm não và nói: "Con bị thần kinh căng thẳng đến tột độ. Nào là nhơ uế! Hôi hám! Ồn ào! Tất cả chúng con sắp sửa hóa điên mất!"

Minh Sư truyền dạy: "Con hãy trở về và đem hết súc vật ra ngoài."

Anh ta chạy một mạch về nhà. Và hôm sau, anh ta trở lại, ánh mắt rực sáng niềm vui: "Đời êm đẹp làm sao! Các gia súc đã đi khỏi. Căn phòng là một thiên đường: Yên tĩnh làm sao! Sạch sẽ làm sao! Và khoảng khoát làm sao!"

THIỀN ĐỊNH

Một đệ tử nằm ngủ và mơ thấy mình vào Thiên Đường. Rất đỗi ngạc nhiên, anh ta thấy Minh Sư và các đệ tử khác cũng đang ngồi ở đó, đắm mình trong thiền định.

Anh la lên: "Đó là phần thưởng trên nước Thiên Đường hay sao? Lạ nhỉ! Đúng là điều mà người ta đã làm ở trên mặt đất!"

Anh nghe một tiếng la lớn: "Đồ ngu! Con tưởng những người thiền định đó đang ở trên Thiên Đường sao? Hoàn toàn ngược lại - Thiền Đường ở trong tâm của họ."



THỰC TẾ

Một người mê cờ bạc, ngày kia nói với Minh Sư: "Hôm qua người ta bắt gặp con chơi cờ gian bạc lận nên những người chung sòng đã cho con một trận nên thân và họ đã liệng con qua cửa sổ. Thầy thấy con phải làm gì đây?"

Minh Sư nhìn thẳng vào mắt anh ta rồi nói: "Nếu tôi ở vào trường hợp của anh, từ rày về sau, tôi sẽ chơi bài ở tầng trệt."

Các đệ tử giật mình nên hỏi: "Sao thầy không khuyên bảo anh ta đừng chơi bài nữa?"

Minh Sư trả lời một cách ngắn gọn và đầy ý nghĩa như sau: "Bởi vì thầy biết có khuyên như thế cũng chỉ bằng thừa mà thôi."

TIN ĐỒN

Đệ tử nóng lòng muốn thuật lại Minh Sư tiếng đồn nghe ngóng ngoài chợ.

Minh Sư nói: "Hãy thư thả. Con định thuật lại những gì? Chuyện có thực không?"

"Con không tin như thế."

"Chuyện hữu ích không?"

"Dạ không."

"Chuyện vui không?"

"Dạ không."

"Vậy tại sao chúng ta phải nghe những chuyện đó."



THOẢI MÁI TÂM LINH

Minh Sư thường nói rằng không một từ ngữ nào là thô tục nếu chúng được sử dụng trong một ngữ cảnh thích hợp.

Khi người ta nói cho ngài hay là một đệ tử có thói quen hay thề thốt, ngài đã đưa ra nhận xét như sau: "Mọi người thừa biết rằng những lời thề thốt sẽ mang lại sự thoải mái tinh thần khi nào kinh nguyện không đem đến được."

TẦM PHÀO

Một đệ tử thú nhận có tật xấu thích ngồi lê đôi mách.

Bằng một giọng ranh mãnh, Minh Sư đáp: "Lặp đi lặp lại những chuyện tầm phào thì không đến nỗi tệ nếu con không thêm thắt vào đấy."



NÁO ĐỘNG

Các đệ tử không ngừng xin Minh-Sư ban bố những lời minh triết; ngài phán bảo họ: "Minh triết không được biểu thị bằng lời nói. Minh triết được biểu lộ bằng việc làm."

Nhưng khi thấy đệ tử lăn xả vào hành động, Minh Sư cười thoải mái và nói: "Đó không phải là hành động mà là náo động."



TÙ NGỤC

Minh-Sư nói với đệ tử: "Con quá tự hào về trí thông minh của con. Con chẳng khác nào một tù nhân hãnh diện về chiều rộng của xà lim nhốt mình."

PHẦN HAI



CĂN TÍNH

"Người ta tìm kiếm sự hợp nhất với Thượng Đế như thế nào?"

"Con càng khổ công tìm kiếm bao nhiêu thì con càng tạo ra khoảng cách giữa Chúa và con bấy nhiêu."

"Vậy người ta nên làm gì đối với khoảng cách đó?"

"Con phải hiểu rằng khoảng cách đó không có."

"Điều đó có nghĩa là Chúa và con chỉ là một ư?"

"Không phải một, cũng không phải hai."

"Làm sao có thể như thế được?"

"Mặt trời và ánh sáng mặt trời, đại-dương và những đợt sóng của đại-dương, ca-sĩ và bài ca - không phải một. Cũng không phải hai."



PHÂN BIỆT

Người bị tình phụ nói: "Con bị phỏng tay một lần. Con sẽ không bao giờ si tình nữa."

Minh Sư đáp: "Con chẳng khác nào con mèo bị phỏng vì ngồi ở trên lò lửa, rồi từ chối sẽ không bao giờ ngồi xuống nữa."



MÁY MÓC

Ngày kia, Minh Sư hỏi đệ tử: "Điều nào quan-trọng hơn: minh triết hay hành động?"

Các đệ tử đều nhất trí trả lời: "Hành động dĩ nhiên rồi. Có ích lợi gì nếu sự minh triết không được thể hiện bằng hành động?"

Minh Sư đáp: "Và hành động có ích lợi gì nếu phát xuất từ một quả tim không thức giác?"

TÔN KÍNH

Đối với một đệ tử tỏ ra tôn kính một cách thái quá, Minh Sư bảo: "Ánh sáng phản chiếu trên tường. Tại sao phải tôn kính bức tường? Con nên chú tâm vào ánh sáng thì hơn."



TRÁNH NÉ

Một du khách xem xét chân dung các vị Minh Sư quá cố ở trong đền thờ và nói: "Còn có những Minh Sư nào ở trên đời này nữa không?"

Hướng dẫn viên trả lời: "Còn có một vị."

Du khách van nài được diện kiến vị Minh Sư đó và bắt đầu đặt câu hỏi: "Ngày nay người ta có thể tìm gặp những vị đại Minh-Sư ở đâu?"

Minh Sư la lên: "Này lữ khách!"

Du khách kính cẩn trả lời: "Thưa ngài!"

"ÔNG đang ở đâu vậy?"

SỐ PHẬN

Một bà than vãn về số phận của mình, Minh Sư bảo: "Chính bà làm nên số phận của bà."

"Nhưng chắc chắn không phải tôi chịu trách nhiệm việc tôi sinh ra làm đàn bà?"

"Sinh ra làm đàn bà không phải là số phận. Đó là định mệnh. Số phận là cách thức mà bà chấp nhận nữ tính của mình và là điều mà bà làm nên với cái nữ tính ấy."



TÁI SINH

Minh Sư bảo: "Hãy đoạn tuyệt với quá khứ và con sẽ giác ngộ."

"Con đang thực hiện điều đó từng giai đoạn một"

"Sự tăng trưởng đạt được qua từng giai đoạn. Giác ngộ thì nhất thời."

Về sau, Minh Sư nói: "Hãy nhảy vọt! Con không thể vượt qua cái hố bằng những bước nho nhỏ được."



MƠ MỘNG

"Chừng nào con Giác Ngộ?"

Minh Sư trả lời: "Khi con thấy được."

"Thấy được gì?"

"Thấy cây cối, bông hoa và trăng sao."

"Nhưng con thấy các thứ đó mỗi ngày."

"Không, những gì con thấy là những cây cối bằng giấy, bông hoa bằng giấy, và trăng sao bằng giấy. Bởi vì con không sống trong thực tại mà sống trong ngôn ngữ và tư duy của con mà thôi."

Và vì cẩn trọng, Minh Sư dịu dàng nói thêm: "Khổ nỗi, con sống một cuộc sống bằng giấy và con sẽ chết một cái chết bằng giấy."

BIẾN ĐỔI

Một đệ tử không ngừng than phiền những người chung quanh; Minh Sư phán bảo anh ta: "Nếu con muốn được yên tĩnh, con phải lo thay đổi chính con, chứ không phải thay đổi người khác. Bao bọc chân mình bằng đôi hài thì dễ hơn là lót thảm khắp cùng mặt đất."



PHẢN ỨNG

Người ta hỏi Minh Sư dựa trên tiêu chuẩn nào để chọn lựa đệ tử.

Ngài bảo: "Nhất cử nhất động, tôi đều thực thi trong sự phục tùng khiêm tốn. Do đó, những người tỏ ra cao ngạo trước sự khiêm tốn của tôi, tôi chối từ ngay. Đối với những người quá tôn kính tôi vì tôi có thái độ khiêm tốn, thì tôi cũng từ chối nhanh như thế."



TRIẾT LÝ

Trước khi xin làm đệ tử, thỉnh sinh muốn Minh Sư xác quyết đôi điều.

"Thầy có thể dạy bảo con về mục đích của nhân sinh không?"

"Thầy không thể."

"Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?"

"Thầy không thể.'

"Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?"

"Thầy không thể."

Khách hành hương ra về, lòng đầy khinh miệt. Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.

Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau: "Tìm hiểu bản chất và ý-nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy."

LÀM ĐỆ TỬ

Một khách hành hương muốn trở thành đệ tư,û Minh Sư nói với ông: "Bạn có thể sống với tôi, nhưng bạn đừng trở thành người theo tôi."

"Như vậy, con sẽ theo ai?"

"Không theo ai hết. Ngày nào bạn theo một ai đó thì bạn hết theo Chân-Lý."



MÙ QUÁNG

"Con có thể trở thành đệ tử của thầy không?"

"Con chỉ là đệ tử vì mắt con nhắm nghiền lại. Ngày nào mắt con mở ra, con sẽ thấy rằng không có gì để con có thể học hỏi với thầy hay với bất cứ ai."

"Như vậy Minh Sư để làm gì?"

"Để cho con thấy rằng không cần phải có Minh Sư."



TRUNG GIAN

Một khách hành hương hỏi một đệ tử: "Tại sao bạn cần tới Minh Sư?"

Đệ tử trả lời: "Để được đun nóng, nước cần tới một cái ấm để làm trung gian giữa nó với lửa."

SỐNG CÒN

Ngày nào cũng thế, đệ tử chỉ hỏi Minh Sư mỗi một câu: "Làm thế nào con gặp được Thượng Đế?"

Và ngày nào Minh Sư cũng trả lời một câu giống nhau, đầy bí ẩn: "Bằng sự ước muốn."

"Nhưng con ao ước Thượng Đế hết tâm-hồn! Vậy tại sao con không gặp được Ngài?"

Ngày kia, có dịp Minh Sư cùng đệ tử đó đi tắm trong một dòng sông. Ngài dìm đầu đệ tử xuống nước và cứ giữ như thế trong khi đệ tử đáng thương kia vùng vẫy một cách tuyệt vọng để cố thoát thân.

Hôm sau, Minh Sư bắt đầu gợi chuyện: "Tại sao con cố vùng vẫy như thế khi thầy dìm đầu con xuống nước?"

"Bởi vì con muốn hít thở không khí."

"Khi con nhận lãnh ơn khao khát hít thở Thượng Đế cũng như con khao khát hít thở không khí thì con sẽ gặp gỡ Ngài."



LỆ THUỘC

Một đệ tử quá lệ thuộc vào sách vở, Minh Sư bảo anh:

"Một người đi chợ bị mất mảnh giấy ghi chép các món hàng phải mua. Nhưng khi kiếm lại được, anh ta rất đỗi vui mừng, vội vàng đọc đi đọc lại và bám vào đấy cho đến khi mua sắm xong - sau đó anh vứt đi như một mảnh giấy lộn vô giá trị."

TRỐN THOÁT

Minh Sư đã trở thành một huyền thoại trong khi còn sống. Tiếng đồn ngày kia Chúa hỏi ý kiến như sau: "Cha muốn chơi trò cút bắt với loài người. Cha đã hỏi các thiên sứ chỗ nào tốt nhất để ẩn trốn. Có thiên sứ nói ở dưới đáy đại dương. Thiên-sứ khác nói ở trên đỉnh núi cao. Thiên sứ khác lại nói ở mặt tối phía sau mặt trăng hay ở một hành tinh xa xôi nào đó. Còn con, con đề nghị thế nào?"

Minh Sư thưa: "Xin Cha hãy ẩn núp trong tâm con người. Đó là nơi cuối cùng mà người ta nghĩ tới!"



BẤT BẠO ĐỘNG

Một con rắn độc ở trong làng đã cắn nhiều người đến nỗi ít ai dám mạo hiểm đi ra ngoài đồng.

Người ta nói rằng Minh Sư thánh thiện đến nỗi ngài đã chế ngự con rắn và khuyên bảo nó thực thi tinh thần bất bạo động.

Chẳng bao lâu, dân làng khám phá ra rằng con rắn đã trở thành vô hại. Họ bắt đầu ném đá và kéo đuôi nó.

Họ đánh đập con rắn một cách tồi tệ và một đêm kia nó đã bò vào nhà Minh Sư để ta thán. Ngài bảo nó: "Bạn ơi, bạn không làm cho dân làng sợ nữa, tội nghiệp thật!"

"Nhưng phải chăng chính ngài đã dạy tôi thực thi tinh thần bất bạo động?"

"Tôi bảo bạn đừng cắn - chứ không bảo bạn đừng rít lên."

ĐÃNG TRÍ

Các đệ tử bàn cãi sôi nổi để xem công việc nào là khó khăn nhất:

Viết ra điều mà Chúa mạc khải là Thánh Kinh, hiểu những gì Chúa đã mạc khải trong Thánh Kinh hoặc giải nghĩa cho kẻ khác về Thánh Kinh sau khi mình đã lãnh hội được.

Khi được hỏi kiến, Minh Sư trả lời: "Thầy biết được một công việc khó khăn hơn bất cứ việc nào trong ba việc kể trên."

"Đó là gì?"

"Là cố gắng làm cho một đám ngu muội như các con nhận thức đúng thực tế."



HỒI HƯƠNG

Minh Sư bảo: "Có ba giai đoạn trong tiến trình tu đức đối với mỗi người: giai đoạn thể chất, giai đoạn tâm linh và giai đoạn thần linh."

Các đệ tử nôn nóng hỏi: "Giai đoạn thể chất là gì?"

"Đó là giai-đoạn mà người ta thấy cây cối là cây cối và núi non là núi non.

"Giai đoạn tâm linh là gì?"

"Đó là khi người ta nhìn sự vật một cách thâm sâu hơn - và rồi người ta nhận thấy cây cối không còn là cây cối nữa và núi non không còn là núi non nữa."

"Và giai đoạn thần linh là gì?"

Minh Sư cười sảng khoái trả lời: "À! Đó là Giác Ngộ, khi cây cối trở lại cây cối và núi non trở lại núi non."

CẰN CỖI

Minh Sư cho rằng những bài diễn văn uyên bác chẳng ích lợi gì. Ngài gọi đó là "Những viên ngọc quí của sự minh triết."

Các đệ tử hỏi: "Nếu những diễn từ đó là những viên ngọc quí, sao thầy tỏ vẻ khinh miệt như thế?"

Minh Sư trả lời: "Các con biết có viên ngọc quí nào từng mọc lên khi người ta ươm trồng chúng trong một cánh đồng không?"



THINH LẶNG

"Kiến thức và lòng mộ đạo của các con thì có ích lợi gì? Một con lừa có trở thành khôn ngoan chăng vì sống ở trong thư viện? Hay một con chuột có đạt sự thánh thiện chăng vì sống ở trong nhà thờ?"

"Vậy thì chúng con cần phải có điều gì?"

"Một con tim."

"Làm thế nào để có được?"

Minh Sư lặng thinh không nói. Ngài phải nói sao để họ không biến mọi sự thành một môn để học hoặc một đối tượng để thờ?

TỚI ĐÍCH

"Con đường đưa tới thức giác khó hay dễ?"

"Cũng không khó, cũng không dễ."

"Tại sao vậy?"

"Tại vì thức giác không thực hữu."

"Vậy phải đi như thế nào để tới đích?"

"Không phải đi. Đó là một hành trình không có khoảng cách. Hãy dừng bước và các con sẽ tới."



TIẾN HÓA

Ngày hôm sau Minh Sư bảo: "Trời hỡi! Đi thì dễ hơn dừng lại."

Các đệ tử muốn biết tại sao.

"Vì ngày nào các con còn bước đi để đạt tới một mục đích, thì các con còn có thể bám víu vào một ước mơ. Khi dừng lại, các con phải đối diện với thực tế."

Các đệ tử đâm ra hoang mang nên hỏi: "Làm thế nào các con có thể thay đổi được nếu không có mục tiêu hay những điều ước mơ?"

"Thay đổi thực sự là thay đổi mà không cần ý chí. Hãy đối diện với thực tế, rồi sự thay đổi không ý chí sẽ xảy ra."

VÔ Ý THỨC

"Con có thể tìm thấy Thượng Đế ở đâu ?"

"Ngài đang ở trước mặt con đây."

"Vậy tại sao con không nhìn ra Ngài?"

"Tại sao người say rượu không thể nhìn ra ngôi nhà của mình?"

Về sau, Minh Sư nói: "Con hãy tìm cho ra điều đã làm cho con say sưa. Muốn nhìn ra, các con phải điều độ hơn."



TRÁCH NHIỆM

Minh Sư đi chu du với một đệ tử. Tới gần làng, họ gặp phải ông Thống Đốc. Vị này tưởng nhầm hai thầy trò tới chúc mừng ông đến thăm làng nên tuyên bố: "Thật không cần thiết phải phiền quí vị đến đây để đón tiếp tôi."

Đệ tử trả lời: "Thưa ngài, ngài lầm rồi, chúng tôi đi chu du. Nhưng giả như chúng tôi có biết ngài đến thăm, chúng tôi sẵn sàng nhọc công hơn nữa để đến đón tiếp ngài."

Minh Sư không thốt lời gì. Chiều tối, ngài nói: "Có thật cần thiết để con nói ra là chúng ta đã không đến để chúc mừng ông thống-đốc? Con có nhận ra là ông ta cảm thấy mình ngớ ngẩn như thế nào không?"

"Nhưng nếu chúng ta không nói lên sự thật, chẳng phải là chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi vì đã dối gạt ổng sao?"

"Chúng ta không hề dối gạt. Chính ông ta tự lừa dối mình thôi."

VÔ THẦN

Các đệ tử rất vui mừng khi được Minh Sư cho biết là ngài mong muốn có được một chiếc áo mới cho ngày sinh nhật của ngài. Người ta đã mua vải tốt nhất. Ông thợ may trong làng đã đến lấy ni cho Minh Sư và hứa rằng, nếu Thượng Đế muốn, chiếc áo sẽ hoàn tất trong một tuần lễ.

Sau một tuần, một đệ tử được phái tới nhà ông thợ may trong khi Minh Sư đang hết sức mong đợi chiếc áo mới. Ông thợ may phân trần: "Vì có một chút trục trặc. Nhưng nếu Chúa muốn, chiếc áo sẽ hoàn tất ngày mai."

Hôm sau, ông thợ may lại phân bua: "Rất tiếc, chiếc áo chưa xong được. Xin vui lòng trở lại ngày mai nữa và, nếu Chúa muốn, chiếc áo sẽ xong, chẳng chút sai chạy."

Hôm sau nữa, Minh Sư bảo đệ tử: "Con hãy hỏi ông ta phải mất hết bao lâu nếu ông để Chúa đứng ngoài công việc ấy?"



PHÓNG TÂM

"Tại sao mọi người ở đây đều hạnh phúc đến thế, chỉ trừ một mình con thôi?"

Minh Sư trả lời: "Bởi vì họ đã học cách thấy đâu đâu cũng đều thiện hảo và đẹp đẽ cả."

"Tại sao con không thấy thiện hảo và tốt đẹp ở đâu hết?"

"Tại vì con không thể nhìn thấy ở bên ngoài con điều mà con không thấy được ở bên trong con."

ƯU TIÊN

Theo một huyền thoại, Thượng Đế đã sai một Thiên Sứ đến với Minh Sư kèm theo sứ điệp như sau: "Con hãy xin sống tới một triệu năm và lời cầu xin đó sẽ được chấp nhận. Cho dẫu một triệu triệu năm cũng được. Vậy con muốn sống bao nhiêu năm?"

Minh Sư trả lời không chút do dự: "Tám chục năm."

Các đệ tử rầu rĩ: "Nhưng, thầy ôi, nếu thầy sống tới một triệu năm, thầy thử xem bao nhiêu thế hệ sẽ được hưởng lợi ích do sự minh triết của thầy."

"Nếu thầy sống tới một triệu năm, người đời sẽ tha thiết muốn kéo dài đời sống hơn là trau dồi sự minh triết."



KHÔNG CẦN NỖ LỰC

Có một người do dự dấn thân vào việc thăng tiến tâm linh vì sợ phải nỗ lực và từ bỏ; Minh Sư bảo người ấy:

"Phải cần đến bao nhiêu nỗ lực và từ bỏ để mở mắt ra mà nhìn thấy?"

BUÔNG THẢ

"Con phải làm gì để được thức giác?"

"Không làm gì hết."

"Sao lại không?"

"Tại vì không phải làm một điều gì mà người ta đạt tới thức giác. Thức giác xảy tới tự nhiên."

"Vậy thì không bao giờ có thể đạt tới thức giác?"

"Ồ! Có chứ."

"Bằng cách nào?"

"Bằng vô vi."

"Và người ta phải làm gì để đạt đến vô vi?

"Người ta phải làm gì để thiếp ngủ và để thức giấc?"



DIỄN ĐẠT

Một văn hào sưu tầm đạo giáo quan tâm đến những quan điểm của Minh Sư nên hỏi: "Người ta khám phá Thượng Đế như thế nào?"

Minh Sư trả lời sắc bén: "Qua việc làm con tim trắng trẻo bằng thiền quán, chứ không phải bôi đen những trang giấy bằng những diễn từ đạo giáo."

Và quay sang các đệ tử trí thức, Minh Sư nói thêm bằng giọng châm biếm: "Hoặc làm cho không khí trở nên dày đặc bởi những cuộc tranh luận uyên bác."

KHÁM PHÁ

"Xin thầy giúp con tìm thấy Thượng Đế."

"Không ai có thể giúp con được."

"Tại sao vậy?"

"Cũng một lý do là không ai có thể giúp cá biển khám phá ra đại dương."



ẨN DẬT

"Con sẽ giúp đỡ thế giới như thế nào?"

Minh Sư đáp: "Bằng cách tìm hiểu thế giới."

"Và con sẽ tìm hiểu thế giới như thế nào?"

"Bằng cách xa lánh thế giới."

"Như vậy con sẽ phục vụ nhân loại thế nào?"

"Bằng cách tìm hiểu chính con."

TIẾP THU

"Con muốn học tập. Thầy sẽ chỉ dạy cho chúng con không?"

Minh Sư đáp: "Thầy không nghĩ rằng con biết cách học tập."

"Có thể nào thầy chỉ dạy con cách học tập không?"

"Chúng con có thể học cách thức để cho thầy dạy không?"

Thấy những đệ tử hoang mang, về sau Minh-Sư nói thêm: "Chỉ có 'dạy' khi nào có 'học'. Chỉ có 'học' khi nào con 'dạy' một điều gì đó cho bản thân mình.



HOÁN CẢI

Một nhóm đệ tử nóng lòng đi hành hương, Minh Sư bảo họ: "Hãy mang quả mướp đắng này theo các con. Hãy nhớ nhúng nó vào những giòng sông thánh và mang nó vào mọi nơi linh thiêng."

Khi đệ tử trở về, trái mướp đắng được đem nấu chín và thở thành một món ăn nhiệm tích.

Sau khi nếm món ăn đó Minh Sư nói bằng một giọng ranh mãnh: "Lạ thật, nước thánh và những đền đài linh thiêng không làm cho quả mướp đắng trở nên ngọt hơn!"



NHÂN QUẢ

Mọi người rất đỗi ngạc nhiên về ẩn dụ mang tính cách rất thời sự của Minh Sư: "Đời sống chẳng khác gì một chiếc xe hơi."

Các đệ tử đợi chờ trong thinh lặng vì biết rằng trước sau gì rồi cũng được nghe lời giải thích:

Cuối cùng Minh Sư bảo: "Ồ, phải rồi. Người ta có thể dùng một chiếc xe hơi để vượt đèo cao."

Mọi người lại im lặng.

"Nhưng đa số người ta nằm trước xe hơi, tự ý để cho xe cán lên. Rồi họ đổ thừa cho chiếc xe hơi gây ra tai nạn."

CƯỠNG BÁCH

Đối với những người muốn trở thành đệ tử, Minh Sư đòi hỏi phải nghiêm túc trong mục đích của mình.

Tuy nhiên, Minh Sư quở trách những đệ tử quá căng thẳng trong những nỗ lực tu đức. Thái độ ngài đề xướng là một sự nghiêm túc thoải mái hay một sự thoải mái nghiêm túc - cũng như thái độ của vận động viên trong trận đấu hay của kịch sĩ trên sàn diễn.

Và cần phải rất là kiên nhẫn. Ngài nói: "Những bông hoa bị ép nở thì mất đi hương thơm. Những hoa trái bị ép chín thì mất đi vị ngọt."



TÍNH TOÁN

Minh Sư thường hay trêu những đệ tử suy nghĩ miên man trước khi quyết định.

Ngài nói thế này: "Những ai suy nghĩ cho đến độ chín muồi trước khi bước tới một bước thì sẽ đứng mãi trên một chân cho đến suốt đời."



CẢI CÁCH

Tu viện có những luật lệ, nhưng Minh Sư luôn luôn cảnh cáo đệ tử về sự câu thúc của luật lệ.

Ngài thường bảo: "Đức vâng lời giúp ta giữ luật. Tình yêu giúp ta biết rõ lúc nào phải phá luật."


BẮT CHƯỚC

Sau khi đạt ngộ, Minh Sư bắt đầu sống giản dị, vì ngài nhận thấy sống đơn giản thích hợp với sở thích của mình.

Minh Sư cảm thấy buồn cười khi biết đệ tử bắt đầu sống giản dị vì bắt chước mình.

Ngài nói: "ích lợi gì đâu khi mô phỏng lối sống của thầy mà thiếu động cơ thúc đẩy như thầy. Hoặc chọn động cơ thúc đẩy của thầy mà thiếu cái quan điểm đã phát sinh ra động cơ đó?"

Các đệ tử được hiểu rõ hơn khi nghe ngài nói: "Một con dê mọc râu thì có trở thành một Rab-bi được chăng?"



ĐƠN ĐỘC

Có một đệ tử lúc nào cũng tìm kiếm những giải đáp từ Minh Sư, ngài bảo anh: "Ở trong con có sẵn giải đáp cho mọi vấn nạn của mình - con chỉ cần biết cách tìm ra giải đáp ấy thôi."

Và ngày kia, ngài tuyên-bố: "Ở trong thế giới tinh thần, con không thể bước đi nhờ vào ánh sáng của ngọn đèn người khác. Con muốn mượn cây đèn của thầy. Thầy thấy tốt hơn hết là dạy con cách tự làm lấy cây đèn cho chính con."



THIỂN CẬN

Minh Sư nói với một đệ tử sống trên mây: "Nếu con biến thầy thành một người có thẩm quyền đối với con, thì con đã làm hại chính con, vì con không nhìn xem mọi việc bằng chính đôi mắt của con."

Và nghĩ một chút, ngài nói nhỏ nhẹ: "Con cũng làm hại thầy nữa, vì con không nhìn thầy đúng như con người thực của thầy."

KHIÊM TỐN

Một du khách tự cho mình là người truy tầm Chân Lý, Minh Sư bảo ông: "Nếu bạn tìm kiếm Chân Lý, thì bạn phải có một điều vượt lên trên hết mọi điều khác."

"Tôi biết. Đó là lòng say mê không thể cưỡng được đối với Chân-Lý."

"Không phải đâu. Đó là thái độ sẵn sàng chấp nhận rằng bạn có thể sai lầm."



TRẤN ÁP

Minh Sư đã hôn mê từ nhiều tuần lễ và ở trong tình trạng thập tử nhất sinh. Ngày kia, thình lình mở mắt ra, ngài nhận thấy người đệ tử mà ngài quý mến đang ngồi bên cạnh.

Ngài hỏi nhỏ nhẹ: "Con không rời cạnh giường thầy chút nào phải không?"

"Thưa thầy, không. Con không thể nào rời được."

"Tại sao vậy?"

"Vì thầy là ánh sáng đời con."

Minh Sư thở dài não nuột: "Con ơi, có phải thầy làm lóe mắt con rồi không, nên con đành không nhận ra ánh sáng ở trong con?"



PHÁT TRIỂN

Minh Sư ngồi say mê chăm chú khi một kinh tế gia nổi tiếng cắt nghĩa kế hoạch phát triển của mình.

Ngài hỏi: "Trong một lý thuyết kinh tế, xem sự phát triển là điều duy nhất đáng quan tâm có nên chăng?"

"Vâng, mọi phát triển tự bản chất là tốt rồi."

Minh Sư nói: "Chẳng phải đó cũng là cách suy nghĩ của tế bào ung thư sao?"

CHẤP NHẬN

"Làm thế nào để tôi có thể trở thành một vĩ nhân như thầy."

Minh Sư đáp: "Tại sao phải trở thành một vĩ nhân? Thành nhân đã là một kỳ công vĩ đại rồi!"

BẠO LỰC

Minh Sư luôn giảng dạy rằng mặc cảm tội lỗi là một cảm xúc không lành mạnh và người ta nên xa lánh như ma quỉ vậy - mọi mặc cảm tội lỗi.

Ngày kia một đệ tử hỏi: "Nhưng người ta phải chê ghét tội lỗi của mình chứ?"

"Khi con có mặc cảm tội lỗi thì điều con ghét không phải là tội lỗi mà chính là bản thân mình."



KHÔNG THÍCH ĐÁNG

Trong buổi thảo luận công khai hôm đó, mọi câu hỏi đều quay chung quanh đời sống sau khi chết.

Minh Sư chỉ cười và không trả lời bất cứ câu hỏi nào.

Các đệ tử hỏi cho biết tại sao Minh Sư đã tránh né, về sau ngài đáp cho họ: "Các con có nhận thấy chăng chính những người không biết phải sống đời sống này như thế nào mới khao-khát một đời sống khác, một đời sống vĩnh cửu?"

Một đệ-tử khẩn-khoản hỏi: "Nhưng có hay không có sự sống sau khi chết?"

Minh-Sư trả lời cách bí ẩn: "Có sự sống trước khi chết không? Đó mới là vấn đề!"

BẮT CHƯỚC

Đệ tử: "Làm thế nào để con có thể nhuộm được 1 mái tóc vàng óng ả như của như thầy ???"

Minh Sư đáp: "Không bao giờ nhuộm được y như vậy đâu . Bởi vì thầy xài tóc giả !"

THÁCH ĐỐ

Một đệ tử thích dễ dãi, than phiền là không bao-giờ cảm nhận được sự thanh tịnh mà Minh Sư hằng khuyến khích.

Ngài giảng giải: "Sự thanh tịnh chỉ đến với người hoạt động mà thôi."



Ý THỨC HỆ

Một nhóm người tranh đấu chính trị cố trình bày cho Minh Sư cách thức mà ý thức hệ của họ có thể thay đổi bộ mặt thế giới.

Minh Sư chăm chú lắng nghe.

Ngày hôm sau ngài nói: "Một ý thức hệ tốt hay xấu cũng tùy thuộc những người sử dụng nữa. Nếu một triệu con chó sói tụ tập lại để tranh đấu cho công lý thì có phải vì thế mà chúng không còn là một triệu con chó sói nữa chăng?"



LUÂN LÝ

Các đệ tử thường mải mê về những câu hỏi đúng hay sai. Đôi khi câu giải đáp khá minh bạch. Đôi khi rất là vu vơ.

Nếu Minh Sư tình cờ có mặt trong các buổi thảo luận đó, ngài không can dự vào.

Ngày kia người ta hỏi ngài câu này: "Giết kẻ tìm cách giết mình; điều đó đúng hay sai?"

Minh-Sư đáp: "Làm sao thầy biết được."

Các đệ tử sửng sốt trả lời: "Vậy làm thế nào để phân biệt đúng hay sai?"

Minh Sư nói: "Bao lâu các con còn sống, hãy giết chết cái tôi của mình, cho nó chết thật. Rồi hãy hành động như các con muốn và hành động các con sẽ đúng."

TƯỞNG TƯỢNG

"Kẻ thù lớn nhất của thức giác là gì?"

"Là sự sợ hãi."

"Và sự sợ hãi do đâu mà đến?"

"Do ảo tưởng."

"Và ảo tưởng là gì?"

"Là tưởng rằng những bông hoa quanh mình là những con rắn độc."

"Làm thế nào để con có thể đạt được giác thức?"

"Con hãy mở mắt để thấy."

"Thấy gì?"

"Thấy rằng không có con rắn độc nào ở chung quanh con."



ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

Đối với một đệ tử nhút nhát muốn trở nên tự tin, Minh Sư bảo: "Con tìm điều xác quyết trong ánh mắt kẻ khác và con nghĩ đó là sự tự tin."

"Vậy thì con không nên xem trọng ý kiến của kẻ khác ư ?"

'Ngược lại là khác. Con hãy xem trọng mọi điều kẻ khác nói, nhưng đừng để ý kiến họ khống chế con."

"Làm thế nào để đập tan sự khống chế đó?"

"Làm thế nào để người ta đập tan một ảo tưởng ?"



ĐẦU TƯ

"Làm thế nào để con có thể thoát khỏi sự sợ hãi?"

"Làm thế nào để bạn thoát khỏi cái mà bạn đang bám vào ?"

"Thầy muốn ám chỉ là con đang bám vào những sự sợ hãi của con? Con không thể đồng ý điều đó."

"Bạn hãy xét xem sự sợ hãi đang che chở bạn điều gì và bạn sẽ đồng ý! Rồi bạn sẽ thấy sự điên rồ của mình."

NHẬN THỨC

"Sự cứu rỗi đạt được nhờ hành động hay nhờ thiền quán?"

"Không nhờ hành động cũng như không nhờ thiền quán. Sự cứu rỗi đạt được khi người ta thấy."

"Thấy gì?"

"Thấy rằng cái kiềng bằng vàng mà bạn mong có được thì đang tròng vào cổ của bạn. Thấy rằng con rắn mà bạn khiếp sợ chỉ là một khúc nhợ kéo lê lết trên mặt đất."



MỘNG DU

Minh Sư cởi mở khiến đệ tử bạo dạn hỏi: "Xin nói cho chúng con biết thầy đạt được điều gì khi Giác Ngộ. Thầy đã đạt tới Thiên tính chưa?"

"Chưa."

"Thầy đã trở thành một vị Thánh chưa?"

"Chưa."

"Vậy thầy đã đạt được điều gì?"

"Một người thức giác."

BUÔNG BỎ

Các đệ tử tò mò muốn biết tại sao Minh Sư sống rất đạm-bạc nhưng không bao giờ kết án những môn đồ giàu có.

Ngày kia ngài nói: "Thật là hiếm-hoi, nhưng không phải là không có, một người vừa giàu có vừa thánh thiện."

"Như thế nào?"

"Khi tiền tài ảnh hưởng trên con tim người ấy giống như bóng tre ngả xuống sân."

Đệ tử quay lại để nhìn bóng tre quét mặt sân mà không lay động một hạt bụi nào.





PHÂN BIỆT

Minh Sư cùng vài đệ tử dạo chơi dọc theo bờ sông.

Ngài nói: "Các con hãy xem, cá tung tăng lội bằng thích. Chúng khoái trá thật."

Có người khách lạ nghe trộm như thế liền nói: "Làm sao ngài biết cá khoái trá - ngài có phải là cá đâu?"

Các đệ tử kinh ngạc vì sự hỗn xược đó. Minh Sư mỉm cười về điều mà ngài nhận ra là thái độ vô uý trong vấn đề học hỏi .

Ngài đáp trả cách nhã nhặn: "Còn bạn, làm sao bạn biết tôi không phải là cá - bạn có phải là tôi đâu?"

Các đệ tử cười khoái trá, cho đó là một câu trả đũa đích đáng. Riêng người khách lạ cảm thấy bàng hoàng vì những lời nói thâm thúy đó.

Ông ta suy nghĩ suốt ngày rồi tìm tới tu viện và nói: "Có lẽ ngài không khác loài cá như tôi đã tưởng. Và tôi cũng không khác ngài."

SÁNG TẠO


Người ta biết Minh Sư đứng về phía cách mạng, bất chấp việc làm phật ý chính quyền.

Khi được hỏi lý do tại sao chính ngài lại từ chối tham gia tích cực công việc cách mạng xã hội, Minh Sư trả lời bằng câu ngạn ngữ đầy bí ẩn sau đây:


"Ta ngồi yên

Ta vô vi

Xuân vẫn đến

Cỏ vẫn mọc. » 
(
Ngột nhiên vô sự tọa
Xuân lai thảo tự sinh
)

PHẦN BỐN



TRIỂN VỌNG

Thấy Minh Sư vui tính nên đệ tử đặt nhiều câu hỏi. Họ hỏi có bao giờ ngài xuống tinh thần không.

Minh Sư bảo rằng có.

Họ lại khăng khăng hỏi: "Thế nhưng lúc nào ngài cũng hạnh phúc, có đúng như vậy không ?"

"Đúng như vậy!"

Họ muốn biết bí quyết là gì.

Minh Sư nói: "Bí quyết như thế nầy: mọi chuyện có thể trở nên tốt hay xấu do ý tưởng của người ta đối với việc đó."



CHIA LY

Những giáo huấn của Minh Sư đã làm phật lòng Chính Phủ nên ngài bị đày biệt xứ.

Khi đệ tử hỏi ngài có cảm thấy nổi sầu viễn xứ không, Minh Sư trả lời: "Không."

Họ phản đối lại: "Nhưng không nhớ nhà thì không phải là con người! "

Minh Sư đáp lại: "Ta chỉ hết cảm thấy bị lưu đày ngày nào ta khám phá ra rằng thế giới này là nhà mình."

THAY ĐỔI

Một sử gia thăm viếng Minh Sư, ông rất ưa tranh luận.

Ông ta hỏi: "Những cố gắng của chúng ta không làm thay đổi giòng lịch sử nhân loại sao?"

Minh Sư trả lời: "Ồ! Có chứ."

"Và lao động của con người không làm thay đổi trái đất sao?"

Minh Sư đáp: "Chắc chắn rồi."

"Vậy tại sao ngài dạy rằng những cố gắng của con người không mang lại chút kết quả gì hết?"

Minh Sư đáp: "Bởi vì khi gió lặng, thì lá vẫn rơi rụng như thường."

NHÌN NHẬN

Khi Minh Sư trở nên già yếu, tàn-tật, các đệ tử van xin ngài đừng sớm lìa trần. Minh Sư bảo: "Giả như thầy không rời các con, làm sao các con thấy được?"

Các đệ tử hỏi: "Chúng con không thấy được cái gì khi thầy còn ở với chúng con?"

Nhưng Minh Sư không nói lời nào.

Khi ngài sắp lìa trần, các đệ tử hỏi: "Chúng con sẽ thấy được gì khi thầy đã ra đi?"

Với một cái chớp mắt, Minh Sư nói: "Tất cả những gì thầy đã làm là ngồi bên bờ sông và phân phát nước sông. Sau khi thầy ra đi, chắc chắn các con sẽ nhìn thấy giòng sông."



NHÌN VÀO NỘI TÂM

Các đệ tử hăng say tranh cãi về nguyên nhân đau khổ của nhân loại.

Người này bảo là do tính ích kỷ. Người kia thì nói là do ảo tưởng. Kẻ khác thì cho là không biết phân biệt giữa hiện thực và không hiện thực.

Khi được hỏi ý-kiến, Minh Sư trả lời: "Mọi đau khổ đến từ sự việc con người không thể ngồi thinh lặng một mình."

AN NHIÊN TỰ TẠI

Minh Sư xem ra hững-hờ với những gì mà người đời nghĩ tưởng về ngài. Khi đệ tử hỏi ngài làm thế nào mà đạt tới sự an nhiên tự tại như thế, Minh Sư cười lớn và nói: "Tới khi thầy hai mươi tuổi, thầy không chút ưu tư về những gì người ta nghĩ tưởng về mình. Sau hai mươi tuổi, thầy thường bận tâm về những gì hàng xóm láng giềng suy nghĩ. Rồi một ngày kia, sau khi thầy được năm mươi tuổi, thầy mới nhận ra rằng, trong thực tế, không ai nghĩ tưởng về thầy hết!"



MIỄN NHIỄM

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Minh Sư xem ra không sốt sắng lắm đối với việc dạy giáo lý cho giới trẻ.

Khi được hỏi lý do tại sao, ngài nói: "Chích ngừa chúng khi còn trẻ, tức là quí vị cản trở chúng nắm bắt thực tế khi chúng trưởng thành."



THỰC CHẤT

Minh Sư không bao giờ cảm thấy lóa mắt vì bằng cấp. Ngài để ý tới con người, chứ không phải văn bằng.

Có lần người ta nghe ngài nói: "Khi các con có tai để nghe một loài chim hót, thì các con chả cần xét xem chúng có chứng chỉ gì."

THÀNH KIẾN

Minh Sư nói: "Không có điều gì là xấu hay tốt. Chính tư duy làm cho mọi chuyện trở nên xấu hay tốt."

Khi người ta xin Minh Sư cắt nghĩa, ngài nói: "Một người có thể giữ chay theo tôn giáo mình bảy ngày một tuần một cách vui vẻ. Còn người hàng xóm thì chết rũ khi nhịn đói như thế."



TỰ MÃN

Minh Sư yêu thích những người tầm thường và ngờ vực những người nổi tiếng thánh thiện.

Một đệ tử thỉnh ý Minh Sư về vấn đề hôn nhân, ngài bảo: "Con phải cầm chắc là đừng bao giờ cưới một bà thánh."

"Tại sao không bao giờ?"

Minh Sư vui vẻ trả lời: "Bởi vì đó là cách chắc chắn nhất để biến mình thành một người tử đạo."

HỨNG THÚ

Một bà than vãn sự giàu có đã không làm cho bà được hạnh phúc, Minh Sư bảo: "Bà nói như thể đời sống xa hoa và sự tiện ích là những đồ gia vị đem lại hạnh phúc; trong khi đó, điều duy nhất bà cần để thực sự hạnh phúc chính là một cái gì đó để mà hứng thú"



CHUYÊN CHẾ

Đệ tử ngỡ ngàng vì có lần Minh Sư nói với một giám mục rằng những người đạo đức có khuynh hướng tự nhiên hướng về sự độc ác.

Khi vị giám mục đi rồi, các đệ tử đã hỏi: "Tại sao vậy?"

Minh Sư đáp: "Bởi vì tất cả họ dễ dàng hy sinh con người để đạt tới một mục đích."



ÍCH KỶ

Một kỹ nghệ gia giàu có hỏi Minh Sư: "Ngài làm nghề gì?"

Minh Sư trả lời: "Vô nghề nghiệp."

Kỹ nghệ gia cười ngạo nghễ: "Có phải đó là lười biếng không?"

"Trời hỡi, không phải đâu! Lười biếng thường là một tật xấu của những người lăng xăng hoạt động."

Về sau Minh Sư bảo đệ tử: "Đừng làm gì hết và mọi chuyện sẽ được thực hiện qua các con. Không làm gì hết thật sự là làm nhiều lắm đấy - hãy thử đi!"

MINH TRIẾT


Minh Sư luôn sung sướng khi thấy người ta nhận ra sự vô minh của mình.

Ngài tuyên bố: "Minh Triết có khuynh hướng lớn lên tương ứng với giác thức về sự vô minh của chính mình."

Khi người ta xin ngài cắt nghĩa thêm, ngài trả lời: "Khi bạn nhận thấy rằng hôm nay bạn không minh triết như bạn nghĩ về mình hôm qua, thì hôm nay bạn đã minh triết hơn rồi."




TÌNH YÊU


Một đôi vợ chồng mới cưới hỏi: "Chúng con sẽ làm gì để tình yêu chúng con bền bỉ luôn mãi?"

Minh Sư đáp: "Các con hãy cùng nhau yêu thương những điều khác đi."



GIÀU CÓ


Nhà kinh doanh hỏi: "Làm sao đời sống tâm linh có thể hữu ích cho một người trần tục như tôi?"

Minh Sư đáp: "Điều đó sẽ giúp bạn có được nhiều hơn."

"Như thế nào?"

"Bằng cách dạy bạn ham muốn ít hơn."

PHƯỚC HẠNH

Một nhân viên mãi dịch cổ phần chứng khoán rất đau khổ vì gia tài khánh tận, đã đến một tu viện để tìm sự thanh thản nội tâm. Nhưng vì quá thất vọng nên không thể chiêm niệm được.

Sau khi ông ta ra về, Minh Sư đã nói một câu chua chát như sau: "Những ai nằm đất sẽ không bao giờ bị té khỏi giường."



PHỔ QUÁT

Minh Sư thường khuyên bảo người ta đừng nên sống trong một tu viện.

Ngài hay nói: "Muốn tìm lợi ích của sách, bạn không cần phải sống trong một thư viện."

Có khi ngài còn nói một cách đanh thép hơn: "Bạn có thể đọc rất nhiều sách mà chẳng bao giờ đặt chân đến một thư viện nào cả; cũng như thực hành tu đức mà chẳng bao giờ vào một đền thờ nào."



DÒNG CHẢY

Khi biết chắc Minh Sư sẽ từ trần, đệ tử vô cùng thất vọng.

Minh Sư tươi cười bảo họ: "Các con không thấy rằng cái chết làm cho đời sống đáng yêu sao?"

"Dạ không. Chúng con chỉ ước mong thầy đừng bao giờ ly trần thì hơn."

"Bất cứ cái gì thực sự sống thì đều phải chết. Các con hãy nhìn xem bông hoa: chỉ những hoa giả mới không bao giờ chết."

 
MẠO HIỂM

Đề tài thảo luận của Minh Sư là Sự Sống.

Ngày kia Minh Sư thuật lại việc ngài gặp gỡ viên phi công đảm trách việc chuyên chở những người lao động từ Trung Hoa sang Miến Điện trong thời Đệ-Nhị Thế-Chiến để lo xây đắp những đường sá qua rừng rú. Chuyến bay thật dài và thật chán nản nên đám người lao động chơi trò đánh bạc. Vì không có tiền, họ đã đem mạng sống ra để đánh bạc - người nào thua phải nhảy khỏi máy bay không dù!

Các đệ tử kinh-hoảng la lên: "Ghê quá!"

Minh Sư nói: "Đúng thế. Nhưng đó mới làm cho cuộc đánh bài trở nên hào hứng."

Về sau, cũng trong ngày đó, ngài nói thêm: "Các con không bao giờ sống những giây phút trọn vẹn như thế cho bằng khi các con đánh bạc với chính sinh mệnh của các con."



TỬ VONG

Có một đệ tử van xin Minh Sư chỉ bảo sự Minh Triết, ngài nói: "Con hãy làm thử điều nầy: nhắm nghiền mắt lại và tưởng tượng con bị rơi xuống vực thẳm với mọi sinh vật bị cuốn lôi theo con. Mỗi lần con bám vào bất cứ vật gì để chận con lại cho khỏi bị rơi thì con hãy biết rằng vật đó cũng đang rơi."

Đệ tử đã thử như thế và anh ta không bao giờ còn là một người như trước nữa.



GIẢI THOÁT

"Làm thế nào để con được giải thoát?"

Minh Sư đáp: "Hãy tìm cho ra ai đã trói buộc con."

Sau một tuần lễ, đệ tử đó trở lại và nói: "Dạ không ai trói buộc con hết."

"Vậy tại sao con mong được giải thoát?"

Ngay lúc đó đệ tử được giác ngộ và lập tức anh ta cảm thấy tự do.

GIỚI HẠN

Minh Sư hết sức lịch sự đối với những giáo sư Đại học thăm viếng ngài nhưng không bao giờ trả lời các câu hỏi của họ hay để bị lôi cuốn vào những biện minh thần học.

Các đệ tử ngạc nhiên vêà điều đó và ngài bảo họ: "Có thể nào nói về đại dương với một con ếch ngồi đáy giếng - hay về thần học với những người bị giới hạn bởi những quan niệm của họ."



DẤN THÂN

Mặc dù rất ưu ái đối với mọi đệ tử, Minh-Sư không thể che giấu sự yêu chuộng những người sống "ngoài đời" như những cặp vợ chồng, thương-gia, nông-dân...hơn là những người đang sống trong tu viện.

Khi được hỏi về điều nầy, ngài nói: "Tu đức được thực thi trong một tình trạng họat động thì hơn hẳn tu đức được thực thi trong tình trạng ẩn dật."



THIÊN NHIÊN

Một diễn giả cho biết chỉ một phần rất nhỏ của những số tiền khổng lồ mua bán vũ khí hiện nay sẽ đủ để giải quyết mọi vấn đề vật chất của toàn thể nhân loại.

Sau bài diễn văn, đương nhiên các đệ tử phản ứng như sau: "Vậy tại sao người ta ngu muội đến thế?"

Minh Sư trịnh trọng trả lời: "Bởi vì người ta chỉ biết đọc những quyển sách in mà thôi. Họ đã quên nghệ thuật đọc những quyển sách chưa hề xuất bản."

Xin thầy cho chúng con một thí dụ về một quyển sách chưa hề xuất bản."

Nhưng Minh Sư không cho thí dụ nào.

Ngày kia, họ cứ dai dẳng hỏi, ngài đã trả lời như sau: "Tiếng chim hót líu lo, tiếng côn trùng rên-rĩ, tất cả đều vang vọng Chân Lý. Cỏ cây hoa lá chỉ cho ta Con Đường trở về. Các con hãy lắng nghe! Hãy nhìn xem! Chính đó là điều phải đọc!"

THIÊN ĐÀNG

Một đệ tử bị ám ảnh bởi ý nghĩ về cuộc sống sau khi từ trần; Minh Sư nói với anh: "Tại sao con phải mất thời giờ nghĩ tới thế giới bên kia?"

"Nhưng có thể nào không nghĩ tới được sao?"

"Được chứ."

"Như thế nào?"

"Bằng cách sống trên thiên đàng, ngay tại bây giờ và nơi đây."

"Và thiên đàng ở đâu?"

"Ở tại nơi đây và bây giờ."




HIỆN TẠI

Khi các đệ tử xin một công thức về linh đạo để theo đó mà thực tập, Minh Sư chỉ trả lời giản dị như sau: "Hà! Hãy lắng nghe!"

Và khi họ nghe âm thanh của đêm trường ở bên ngoài tu viện, Minh-Sư ngâm bài thơ ngắn sau đây:

"Tuy cái chết gần kề

nhưng không hề lo lắng,

Ve sầu vẫn ve ve."

NHẬN THỨC

"Thức giác mang lại lợi ích gì cho thầy?"

"Sự an vui."

"Và an vui là gì?"

"Là nhận chân rằng khi mất hết mọi sự, ta chỉ mất một món đồ chơi thôi."



TIN TƯỞNG

Minh Sư thường nhấn mạnh sự thánh thiện không hệ tại ở điều mình "làm" cho bằng điều mình 'cho phép' xảy ra.

Vì một số đệ tử không hiểu rõ điều đó, nên Minh Sư trả lời bắng cách thuật câu chuyện sau đây:

Có một con rồng một chân ngày kia nói với con rết (trăm chân) như sau: "Làm sao bạn có thể điều khiển tất cả bao nhiêu chân đó được? Riêng tôi, tôi chỉ có thể điều khiển mỗi một chân mà thôi."

Con rết (trăm chân) trả lời: "Thật ra, tôi chả điều khiển gì hết."



TIẾNG ĐỘNG

Mỗi ngày Minh Sư bị người ta tới tấp đặt những câu hỏi mà ngài phải trả lời nghiêm nghị, bông đùa, lịch sự hay cứng rắn.

Có một nữ đệ tử luôn ngồi trong thinh lặng suốt mỗi buổi diển thuyết.

Khi người ta hỏi chị nghĩ gì về các buổi diển thuyết đó, chị trả lời: "Tôi không nghe được một tiếng nào của ngài. Tôi bị lo ra vì sự im lặng của ngài."

PHẦN NĂM



TƯ DUY

Một triết gia nói: "Tại sao thầy coi thường tư duy? Chính tư duy là dụng cụ độc nhất để san định thế giới."

"Đúng thế! Nhưng tư duy có thể san định thế giới một cách tốt đẹp đến nỗi người ta không thể nhìn thấy thế giới được nữa."

Về sau, Minh Sư nói với đệ tử: "Tư duy là một màn ảnh, chứ không phải là kiếng soi; đó là lý do vì sao các con sống trong một chiếc vỏ tư duy kín mít mà không để cho Thực Tại chạm đến mình được."



TIẾT LỘ

Các tu sĩ thuộc một tu viện lân cận xin Minh Sư giúp đỡ họ làm dịu một cuộc đấu khẩu bùng nổ giữa họ. Họ nghe đồn là Minh Sư đã khai triển một kỹ thuật chắc chắn sẽ mang lại yêu thương và hòa hợp cho bất cứ nhóm nào.

Nhân cơ hội nầy, Ngài tiết lộ như sau: "Khi các con ở với người nào hay nghĩ tới người nào, các con nên tự nhủ: Tôi đang hấp hối và người nọ cũng đang hấp hối, đồng thời các con cố-gắng cảm nghiệm chân lý của những lời mà các con đang nói. Nếu mỗi một người trong các con chấp nhận thực hành điều nầy, sự cay đắng sẽ tan biến ngay để nhường chỗ cho sự hòa điệu."

Nói rồi, Minh Sư bỏ đi.



RỘNG LƯỢNG

Một người bán hàng tạp hóa đến gặp Minh Sư và nói trong sự lo lắng: ở trước cửa tiệm của ông, một gian hàng đồ sộ vừa khai trương và sẽ lấy hết khách hàng của ông. Gia đình ông đã khai thác cửa hàng đó từ non một thế kỷ - và nếu phải dẹp tiệm là một sự đổ vỡ hoàn toàn vì ông không rành nghề nào khác.

Minh Sư bảo: "Nếu bạn lo sợ người chủ gian hàng đồ sộ kia, bạn sẽ ghét cay ghét đắng ông ta. Và sự ghen ghét sẽ gây ra sự thiệt hại cho bạn."

Người bán hàng tạp hóa tức tối la lên: "Tôi sẽ làm gì?"

"Mỗi sáng mai, bạn hãy ra khỏi cửa tiệm của bạn, chúc phúc và cầu mong cho nó mọi điều thịnh vượng. Rồi thì quay mặt về phía gian hàng đồ sộ kia, bạn cũng chúc phúc như thế."

"Ngài nói sao? Tôi phải chúc phúc cho kẻ cạnh tranh phá hoại tôi?"

"Bất cứ lời chúc phúc nào của bạn đối với cửa tiệm kia đều sẽ quay trở về với bạn. Bất cứ lời chúc dữ nào đều sẽ tác hại bạn."

Sau sáu tháng, người bán hàng tạp hóa trở lại cho biết là ông đã phải dẹp tiệm như ông đã lo sợ, nhưng giờ đây, ông đang điều hành gian hàng đồ sộ kia và công việc doanh thương phát đạt hơn bao giờ hết.

TỘI LỖI

Một trong những giáo huấn chói tai - mà cũng thú vị - của Minh-Sư là Thượng Đế gần gũi kẻ có tội hơn là người thánh thiện.

Ngài giải thích như sau: Thượng Đế ở trên thiên đàng nắm mỗi người ở đầu một sợi dây. Khi người ta phạm tội, sợi dây đó bị cắt đứt. Bấy giờ Thượng Đế cột lại bằng cách làm một nút thắt - và như vậy, Ngài kéo họ lại gần Ngài hơn. Và cứ thế, mỗi khi tội lỗi cắt đứt sợi dây thì Thượng Đế lại buộc một nút thắt mới để kéo chúng ta lại gần Ngài hơn nữa.



CHỮA TRỊ

Một người bị giao động tinh thần đến gặp Minh Sư để xin giúp đỡ. Ngài nói: "Con có thực sự muốn được chữa trị hay không?"

"Nếu không phải thế, con đến đây làm gì?"

"Vâng, đó là điều mà đại đa số thường làm."

"Để làm gì?"

"Không phải để được chữa trị, vì đau đớn lắm, nhưng chỉ để xoa dịu vết thương mà thôi."

Minh Sư đã đưa ra nhận xét nầy cho các đệ tử: "Những ai muốn chữa trị mà không đau đớn, chẳng khác gì người muốn tiến bộ nhưng không chấp nhận thay đổi."

HỌC THUYẾT

Một du khách tự cho rằng mình không cần phải truy tầm Chân Lý vì đã tìm gặp trong tín ngưỡng của tôn giáo mình, Minh Sư lên tiếng nói với ông:

"Xưa có một sinh viên không thể nào trở thành toán học gia được vì tin tưởng mù quáng vào các đáp số in ở cuối cuốn sách toán - và mỉa mai thay, những đáp số đó đều trúng hết!"



NIỀM TIN

Minh Sư trích dẫn lời nói của triết gia Aristote: "Trong việc truy tầm Chân Lý, điều xem ra tốt hơn và thực sự cần thiết là từ bỏ những gì mà chúng ta rất mực tha thiết." Và rồi ngài thay thế chữ "Chân Lý" bằng "Thượng Đế".

Về sau, một đệ tử hỏi ngài: "Trong việc truy tầm Thượng Đế, con sẵn sàng từ bỏ tất cả: sự giàu sang, bè bạn, gia đạo, quê hương xứ sở và chính cả mạng sống con nữa. Một con người còn phải từ bỏ gì nữa không?"

Minh sư trả lời một cách điềm tĩnh: "Từ bỏ cách họ tin về Thượng Đế!"

Đệ tử buồn bã bỏ đi vì anh ta cố bám víu vào những điều mà anh ta xác tín. Anh ta sợ "điều không biết" hơn là sợ tử thần.



PHI GIÁO HUẤN

Một du khách hỏi: "Minh Sư dạy bạn điều gì?"

Đệ tử trả lời: "Không dạy gì hết."

"Vậy tại sao ngài thuyết giảng?"

"Ngài chỉ đường mà thôi. Ngài không dạy điều gì hết."

Khách vẫn không hiểu, do đó đệ tử nói rõ thêm: "Nếu Minh Sư giảng dạy, chúng tôi sẽ biến những điều giáo huấn của ngài thành những tín điều. Minh Sư không quan tâm đến những gì chúng tôi tin mà chỉ quan tâm đến những gì chúng tôi trông thấy."

NGUỒN GỐC

Hôm ấy là ngày sinh-nhật của một nữ đệ-tử.

Minh-Sư hỏi: "Con muốn món quà gì cho ngày sinh-nhật của con?"

Chị trả lời: "Điều gì có thể mang lại cho con sự thức giác."

Minh Sư mỉm cười: "Con ơi, hãy cho thầy biết, khi con sinh ra đời, con đã đi vào trần gian như một vì sao từ trên trời rơi xuống hay đã ra khỏi trần gian như một chiếc lá rụng khỏi thân cây?"

Suốt ngày, chị suy nghĩ câu hỏi lạ lùng đó của Minh Sư. Rồi bất chợt chị tìm thấy câu trả lời và đã đạt ngộ.




VẠCH TRẦN

Ngày kia, Minh Sư hỏi: "Theo các con, câu hỏi nào quan trọng nhất đối với vấn đề tôn giáo?"

Rất nhiều câu trả lời được đưa ra:

"Thượng Đế hiện hữu hay không?"

"Thượng Đế là ai?"

"Đường nào đưa ta tới Thượng Đế?"

"Có một đời sống sau khi chết không?"

Minh Sư đáp: "Không phải. Câu hỏi quan trọng nhất là như thế nầy: Tôi là ai?"

Các đệ tử được lãnh hội rõ ràng hơn khi nghe Minh Sư đàm thoại với một nhà thuyết giáo.

Minh Sư: "Vậy thì theo ngài, khi ngài chết, linh hồn ngài lên trời?"

Nhà thuyết giáo: "Vâng."

Minh Sư: "Và thể xác ngài còn lại trong mồ?"

Nhà thuyết giáo: "Vâng."

Minh Sư: "Nếu ngài cho phép tôi hỏi câu nầy: Còn ngài, ngài sẽ ở đâu?"

NHẬN DIỆN

"Con muốn được thấy Thượng Đế."

Minh Sư nói: "Con đang nhìn vào Ngài đấy."

"Vậy tại sao con không thấy Ngài?"

Minh Sư đáp: "Tại sao con mắt không nhìn thấy chính nó?"

Về sau, ngài cắt nghĩa thêm: "Yêu cầu Thượng Đế tỏ mình ra thì chẳng khác gì yêu cầu một con dao tự cắt nó hay là một chiếc răng tự cắn nó."




NHẬN THỨC

"Mỗi lời nói, mỗi hình ảnh dùng để diễn tả Thượng Đế chỉ bóp méo hơn là trình bày."

"Vậy thì người ta phải nói về Thượng Đế như thế nào?"

"Bằng cách tịnh khẩu."

"Vậy tại sao thầy nói ra lời?"

Minh Sư phá lên cười. Ngài nói: "Khi thầy nói, các con chớ nên nghe lời thầy. Các con hãy lắng nghe sự thinh lặng."

NGHĨA LÝ

Một khách hành hương nói với đệ tử: "Tôi đã vượt xa ngàn dặm để nghe Minh Sư nhưng tôi chỉ đón nhận những câu nói tầm thường."

"Bạn đừng nghe lời thầy. Bạn nên nghe sứ điệp của thầy."

"Làm thế nào để nghe sứ điệp?"

"Bạn nên dừng lại ở một câu mà thầy nói. Bạn hãy lắc câu đó thật mạnh cho đến mọi từ ngữ rụng xuống hết. Và cái còn sót lại sẽ làm cho tâm can bạn bừng cháy lên."





TRỐNG RỖNG

Đôi khi, từng đoàn du khách ồn ào kéo đến, phá tan sự tĩnh mịch của tu viện.

Điều đó khiến các đệ tử khó chịu, nhưng đối với Minh Sư thì không, vì ngài xem ra thoải mái lúc thanh vắng cũng như khi ồn ào.

Ngày kia, thấy các đệ tử phản đối, ngài bảo: "Thinh lặng không phải là im tiếng động mà là vắng bóng bản ngã."

PHỤC VỤ

Ai cũng biết Minh Sư thích hành động hơn là thụ động. Tuy nhiên, ngài luôn nhấn mạnh đến hành động "sáng suốt".

Các đệ tử muốn biết ngài có ý nói gì khi nhắc đến hai chữ "sáng suốt". Có phải ngài muốn nói sáng suốt là "có thiện ý" không?

Minh Sư đáp: "Ồ không phải đâu. Các con hãy xem một chú khỉ đã có thiện ý như thế nào khi kéo một con cá ra khỏi sông để cứu nó khỏi bị chết đuối trong nước."





BẢN CHẤT

Một khách hành hương hỏi: "Tôi phải làm gì để đạt tới sự thánh thiện?"

Minh Sư trả lời: "Hãy tuân theo con tim của bạn."

Khách tỏ ra hài lòng.

Tuy nhiên, trước khi khách ra về, Minh Sư thì thầm mấy tiếng sau đây: "Muốn tuân theo con tim của bạn, bạn phải có một thể xác tráng kiện."

SỰ TÁN DƯƠNG

Một người nghiện rượu hỏi Minh Sư: "Tu đức sẽ mang lại lợi ích gì cho tôi?"

Trả lời: "Một sự ngộ độc không cần đến tửu chất."

BỀ NGOÀI

Minh Sư thường nghi ngại những gì có vẻ khác thường. Theo ngài, sự thánh thiện chỉ tìm thấy trong những cái tầm thường.

Đối với một đệ tử cố gắng thực hành những hình thức khắc kỷ có vẻ lố bịch, người ta nghe Minh Sư tuyên bố: "Thánh thiện là điều bí ẩn, càng thánh thiện bao-nhiêu, càng ít phô trương bấy nhiêu."



SỰ THÁNH THIỆN

Một vị thuyết giảng không ngừng lặp đi lặp lại: "Chúng ta phải hội nhập Thượng Đế vào trong đời sống chúng ta". Minh Sư nói với ông: "Thượng Đế ở trong đời sống ta rồi. Công việc của chúng ta là nhận biết Ngài mà thôi."

THÂN THIỆN

"Con phải làm gì để yêu mến người lân cận?"

"Con phải chấm dứt việc chê ghét mình con."

Đệ tử suy nghĩ cẩn thận và chín chắn những lời nói đó và đã trở lại thưa như sau: "Con yêu mình con thái quá, vì con ích kỷ và quá chú trọng đến mình. Làm thế nào để con gạt bỏ những tính xấu đó đi?"

"Con phải thân thiện với chính bản thân con và cái tôi của con sẽ sung sướng, và điều này sẽ giúp con có tự do để yêu mến người lân cận."



KHẲNG ĐỊNH

Một bà vô cùng đau khổ sau khi con chết đã tìm tới Minh Sư để được an ủi.

Ngài kiên nhẫn ngồi nghe, trong khi bà kể lể câu chuyện thương tâm của mình.

Rồi Ngài nói bằng một giọng dịu dàng: "Tôi không thể lau khô nước mắt bà được. Tôi chỉ có thể chỉ vẽ cho bà cách thánh hóa những giọt nước mắt đó."



CỞI MỞ

Một cặp vợ chồng ưu tư đến phàn nàn cùng Minh sư rằng con họ đã bỏ rơi những truyền thống tôn giáo của gia đình và huênh hoang rằng mình là người tự do tư tưởng.

Minh Sư bảo họ: "Đừng quan tâm làm gì nếu cậu ta thực sự tự mình suy nghĩ. Ngọn Gió Vĩ Đại thế nào cũng nổi lên và mang cậu tới nơi mà cậu phải đến."

TRÓI BUỘC

Đối diện với một khách hành hương mộ đạo nhưng lo sợ, Minh Sư nói: "Tại sao bạn quá bất an như thế?"

Khách trả lời: "Con lo sợ không đạt được Phần Rỗi."

"Và Phần Rỗi là gì?"

"Là sự Giải Thoát! Là sự Tự Do!"

Minh Sư phá lên cười rồi nói: "Vậy bạn bị 'bắt buộc' phải tự do à? Bạn bị 'trói buộc' trong việc tìm đường giải thoát à?"

Chính lúc bấy giờ, khách hành hương cảm thấy thanh thản và khỏi sợ hãi mãi mãi.



BẦN CÙNG

Một đệ tử từ phương xa tới, Minh Sư hỏi: "Con tìm kiếm gì?"

"Sự thức giác."

"Con có kho tàng quí báu ở trong nhà của con. Tại sao con tìm kiếm ở bên ngoài?"

"Ngôi nhà có kho tàng quí báu của con ở đâu?"

"Chính là lòng thao thức tìm kiếm đã đến và ở trong con đó."

Ngay lúc ấy, đệ tử trực nhận sự thức giác. Nhiều năm về sau, anh ta khuyên bảo bạn bè:

"Hãy mở cửa ngôi nhà có kho tàng quí báu của bạn để hưởng thụ những vật quí báu đó."


Wednesday, March 19, 2008

.NET Framework 3.0 (WinFX)

.NET Framework 3.0 (WinFX)

(Bài này của mình được đăng trên báo PCWorld Việt Nam, tháng 8.2006)

Cuối tháng 5/2006, Microsoft công bố bản beta 2 của Windows Vista cùng một số mô hình, công cụ giúp phát triển ứng dụng trên Windows như: .NET Framework 3.0 (trước đây gọi là WinFX), Office 2007... Trong đó các công cụ liên quan đến .NET Framework 3.0 được giới phát triển phần mềm đặc biệt quan tâm. Theo kế hoạch, bản chính thức của .NET Framework 3.0 sẽ được công bố vào tháng 11/2006. Bài viết này mong muốn đem đến cho bạn đọc cái nhìn cơ bản về .NET Framework 3.0 được Microsoft công bố là thế hệ thứ 3 sau Win16 và Win32.

Mô hình lập trình trên Windows hiện nay

Trước khi tìm hiểu .NET Framework 3.0, ta hãy xem lại mô hình phát triển phần mềm trên Windows hiện tại. Có hai dạng ứng dụng là ứng dụng desktop (WinForm) và ứng dụng web (WebForm). Khi phát triển một phần mềm, ta phải lựa chọn một trong hai dạng ứng dụng này mà không thể nào có sự chia sẻ hay dùng chung. Với ứng dụng desktop theo mô hình client-server, các thành phần của chương trình được cài đặt trên máy chủ (server) và máy khách (client). Khi có sự thay đổi bất cứ thành phần nào ở phía client, ta đều phải cài đặt lại thành phần ấy cho từng client. Còn với ứng dụng web, chỉ cần cài đặt ở phía server, client sẽ truy xuất thông qua URL, tuy nhiên, trình duyệt là công cụ duy nhất mà ta có thể dùng để truy xuất đến ứng dụng web, thật bất tiện!

Một câu hỏi đặt ra là có cách nào chỉ viết một ứng dụng vừa có thể chạy như ứng dụng desktop, vừa như ứng dụng web không? Vấn đề này đã được đặt ra từ lâu nhưng đến thời gian gần đây Microsoft mới triển khai một mô hình lập trình mới - .NET Framework 3.0 - giúp giải quyết vấn đề trên. Với mô hình này, ta có thể viết một ứng dụng web cho phép người dùng phía client sử dụng mà không cần thông qua trình duyệt hoặc một ứng dụng desktop được sử dụng bởi người dùng web.

Mô hình lập trình .NET Framework 3.0

.NET Framework 3.0 là một mô hình lập trình với "mã được kiểm soát" (managed code), được xây dựng và mở rộng dựa trên .NET Framework 2.0, không những giải quyết những vấn đề khó khăn trong việc phát triển phần mềm mà còn giúp tạo ra những phần mềm, dịch vụ mà công nghệ hiện tại không thể làm được. Nó giúp lập trình viên và người thiết kế có thể tạo ra ứng dụng có nhiều tính năng đáng tin cậy hơn, bảo mật hơn, thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, dễ triển khai hơn...
Ta có thể nhìn .NET Framework 3.0 qua 2 phương diện:

• Về chức năng, .NET Framework 3.0 có 3 khối chức năng là: Trình diễn (Presentation); Dữ liệu (Data); Giao tiếp (Communication).

• Về kỹ thuật, hiện tại Microsoft giới thiệu 4 kỹ thuật mới và nổi bật nhất là:Windows CardSpace (InfoCard), Windows Presentation Foundation (Avalon), Windows Communication Foundation (Indigo), Windows Workflow Foundation (Workflow).

Microsoft quyết định sử dụng .NET Framework 3.0 cho Windows Vista nhưng đồng thời cũng hỗ trợ luôn cho Windows XP (SP2) và Windows Server 2003 (SP1). Sau đây ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng chức năng.

Windows CardSpace (InfoCard)

InfoCard là một kỹ thuật mới trong .NET Framework 3.0, giúp sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân một cách đơn giản và an toàn trên Internet. InfoCard giúp người dùng web không còn phải lo về việc nhớ quá nhiều "username" (tên đăng nhập) và "password" (mật khẩu) khi truy cập web. Ngoài ra, InfoCard còn cho phép tạo ứng dụng web quản trị tài khoản người dùng an toàn.

Hãy tưởng tượng bạn đăng ký một tài khoản trong Yahoo, một trong Google và là thành viên của 3 diễn đàn nào đó. Mỗi nơi bạn đều phải có username và password, vậy bạn phải nhớ đến 5 tên đăng nhập và 5 password. Chưa kể bạn còn phải nhớ tên và password sử dụng máy tính, sử dụng một số phần mềm nào đó trong máy tính. Quả là đau đầu phải không?

Hay bạn muốn đăng ký làm thành viên của một dịch vụ web để khai thác dữ liệu từ website này. Thường thì bạn sẽ phải điền một số thông tin cá nhân vào trang web mẫu đăng ký. Bây giờ bạn không cần làm thế mà chỉ cần đưa ra một mã số (bạn có thể dùng mã số này ở bất cứ trang web nào đòi hỏi), sau đó trang web này tự động liên kết với một trang web khác đăng thông tin của bạn. Nếu hợp lệ, bạn có thể làm thành viên ngay mà không cần gõ password hay khai báo thông tin gì nữa, đó chính là InfoCard.

Như vậy, InfoCard giúp bạn có một mã số giống như là một chứng minh nhân dân trên mạng. Khi đi đâu trên mạng bạn cứ chìa ra: "giấy chứng minh" của tôi đây!

Windows Presentation Foundation (Avalon)

Avalon có thể xem như là hệ thống trình diễn thống nhất dùng để thiết kế giao diện người dùng trong .NET Framework 3.0. Hệ thống này gồm hai phần, một là bộ máy dùng cho việc thể hiện giao diện, hai là tập công cụ giúp cho người phát triển phần mềm tạo ra ứng dụng mang tính đồ họa và đa truyền thông tốt nhất.

Trong .NET, ta đã có một môi trường tạo giao diện người dùng rất tốt là WinForm cho ứng dụng desktop và WebForm cho ứng dụng web, vậy tại sao lại có một môi trường làm giao diện người dùng khác nữa làm gì?

Ngày nay, hẳn ai trong chúng ta đều nhận thấy kiểu dáng, giao diện của các ứng dụng desktop đã lạc hậu hơn so với các ứng dụng web. Ứng dụng desktop luôn phải sử dụng các công cụ (control) chuẩn. Để các control này sinh động hơn, người lập trình phải tốn rất nhiều công sức thiết kế lại.

Từ Win16, Win32 đã có thư viện đồ hoạ GDI, rồi GDI+. Nếu muốn làm việc với đồ hoạ tốt hơn, lập trình viên có thể dùng đến DirectX. Trong khi đó với Avalon, ta sẽ có một thế hệ lập trình đồ họa tuyệt vời vừa bao gồm GDI vừa hỗ trợ đồ hoạ 3D, hình động, video, xử lý và nhận dạng âm thanh...

Trong mô hình lập trình hiện tại, lập trình viên thường cũng là người thiết kế giao diện, còn với Avalon, người thiết kế giao diện có thể tạo ra một giao diện độc lập trong khi người lập trình chỉ cần viết mã lệnh bên dưới.

Windows Communication Foundation (Indigo)

Indigo là một trong ba phần của .NET Framework 3.0, nó bao phủ toàn bộ những kỹ thuật lập trình phân tán và do đó rất được kỳ vọng từ phía những người phát triển phần mềm.

Tính đến thời điểm hiện nay, có nhiều kỹ thuật cho hệ thống phân tán như: ASP.NET Web Services (ASMX), Web Service Enhancements (WSE), Microsoft Message Queue (MSMQ), Enterpise Services/COM+ và .Net Remoting. Trong đó, mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Mỗi loại sẽ phù hợp với một ứng dụng phân tán nhất định. Tuy nhiên, khi triển khai một ứng dụng phân tán, người phát triển phần mềm không thể lựa chọn được nhiều kỹ thuật. Sự ra đời của Indigo với việc gói gọn phần lớn những chức năng của từng kỹ thuật trên đã giúp cho việc phát triển ứng dụng phân tán trở nên tiện lợi hơn.

Windows Workflow Foundation (WWF)

WWF giúp người phát triển phần mềm có thể triển khai nhanh ứng dụng trên Windows. Nó hỗ trợ đắc lực trong việc thiết kế các ứng dụng xử lý công việc theo từng bước, theo luồng nhất định. WWF không những mô phỏng được xử lý luồng trong hệ thống máy tính mà còn mô phỏng cả các luồng công việc trong thực tế đời sống.

Lấy ví dụ về việc bán hàng của một siêu thị. Một khách hàng gọi điện đến bộ phận đặt hàng, nhân viên ghi nhận một số thông tin cần thiết. Tiếp theo, thông tin này được đưa qua bộ phận xử lý đơn hàng rồi chuyển sang bộ phận xuất và giao hàng nếu còn hàng. Bộ phận giao hàng khi giao xong sẽ nhận phản hồi từ khách hàng và kết thúc quá trình mua bán.

Ta viết chương trình xử lý quá trình bán hàng này như thế nào? Ta cần ít nhất một cửa sổ cho nhân viên nhập thông tin khách hàng và một cửa sổ cho việc xử lý đơn hàng, giao hàng. Trong hai cửa số này, ta phải giúp người sử dụng quản lý theo trình tự xử lý nhất định nào đó. Chương trình không khó để thực hiện trên các mô hình lập trình hiện tại. Tuy nhiên, với WWF, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và thực hiện nhanh hơn nhiều.

WWF cung cấp 3 tính năng chính:

• Kỹ thuật xử lý luồng: đây là kỹ thuật cơ bản của Windows, hiện tại có một số sản phẩm của Microsoft hỗ trợ xử lý luồng như Microsoft BizTalk Server, Microsoft Exchange Server. Theo xu hướng phát triển, việc hỗ trợ xử lý luồng công việc luôn là một phần của Windows.

• Mô hình xử lý cho nhiều dạng ứng dụng khác nhau: Việc hỗ trợ xử lý luồng công việc không giới hạn trong những công việc đơn giản mà hỗ trợ xử lý những luồng phức tạp. Hơn nữa ta có thể chia một mô hình tổng thể thành các mô hình con để xử lý.

• Một hệ thống thống nhất với mô hình xử lý luồng công việc thực tế: Lấy ví dụ công việc bán hàng nêu trên, tất cả những tình huống xảy ra trong quá trình giao dịch được định sẵn và máy tính sẽ thực thi những gì được cài đặt. Trong khi ấy, việc giao dịch thực tế lại luôn có sự thay đổi theo hoàn cảnh (ví dụ khách hàng thay đổi đơn hàng, đưa thêm một số ràng buộc...) mà luồng xử lý của máy tính không thể thực hiện được. WWF sẽ giúp chúng ta phát triển phần mềm mà các luồng xử lý công việc có thể được can thiệp giống như trong thực tế đời sống.

Kết luận

Theo đánh giá của giới chuyên môn, .NET Framework 3.0 sẽ làm thay đổi đáng kể việc phát triển phần mềm trong tương lai không xa. Bài viết này chỉ nêu một cách tổng quát về .NET Framework 3.0. Việc đi sâu hơn vào từng thành phần trong bốn thành phần nêu trên hy vọng sẽ được trình bày trong dịp khác.

Tham khảo:
http://msdn.microsoft.com/winfx/learning/netfx3faq/default.aspx
http://commnet.microsoftpdc.com/content/downloads.aspx
http://www.microsoft.com/betaexperience/vivn/newsletter.aspx
http://msdn.microsoft.com/winfx/reference/

Hữu Giang
Công ty FCGV

Viết phần mềm trong 15 phút

Viết phần mềm trong 15 phút

Viết bài này mình cứ sợ "múa rìu" qua mắt các chuyên gia lập trình. Tuy nhiên, qua thực tế đi dạy, thấy những bạn sinh viên mới ra trường biết rất ít về thiết kế phần mềm, nên mạn phép dùng ngôn ngữ "cây nhà lá vườn" để giúp các bạn mới vào nghề có được khái niệm về cấu trúc cơ bản của một phần mềm và vận dụng để cải thiện năng suất lập trình.

Thành phần

Việc thiết kế và phát triển một phần mềm tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, nhưng sau đó thường không sử dụng lại được. Ví dụ, khi viết chương trình quản lý kho, bạn phải xử lý SQL, tạo form, tạo report, kiểm tra bảo mật... Sau đó, có khách hàng yêu cầu viết chương trình kế toán thì bạn phải viết lại những chức năng tương tự.

Bạn nghĩ sao nếu như thiết kế một phần mềm mới cũng đơn giản như lắp một cái tivi? Chẳng hạn như bạn chỉ việc gắn bộ nguồn, mạch bắt sóng, mạch điều khiển, gắn đèn hình vào là xong. Bạn không cần phải đi thiết kế lại từng phần chi tiết tỉ mỉ làm gì cả. Giả sử bạn xoay sang lắp máy tính xách tay thì cũng thế, chỉ việc gắn bộ nguồn, đèn hình, mạch điều khiển. Điểm hay là ở chỗ một con transistor trong laptop hay tivi thì cũng y như nhau.

Quay lại ví dụ viết chương trình quản lý kho, giả sử ta có một máy tính siêu thông minh thì chỉ việc bảo nó: gắn "cục" Security A101, cục Data 2.0, cục Web GUI 8.1 rồi dán nhãn My Big Soft vào đó rồi nó tự động làm hết mọi chuyện cho ta. Rất tiếc, đây chỉ là ước mơ, còn thực tế thì lập trình viên vẫn phải còng lưng viết code đến mờ mắt, viết đi viết lại, viết tới viết lui như một điệp khúc bất tận.

May thay, thành phần phần mềm (component) có thể giải quyết vấn đề. Nếu bạn là dân Java, hãy nghĩ đến Java Beans. Nếu bạn là dân .NET, hãy nghĩ đến Application Block, đến Web-parts. Hay đơn giản hơn, ai cũng đã gặp nhiều lần: UI control (button, label, listbox, checkbox,...)

Một component không phải là một lớp (class), và lập trình thành phần (component-centric) cũng không phải là lập trình hướng đối tượng (OOP - Object Oriented Programming). Class đơn thuần chỉ là gom nhiều code có cùng mục đích vào chung một chỗ. OOP là xem vấn đề như một hoặc nhiều đối tượng (có thuộc tính, có method) để phân loại mối quan hệ của chúng. Còn component-centric có nghĩa là lập trình để mỗi phần mang tính độc lập, có thể thay thế, có thể sử dụng lại cho những vấn đề khác nhau.

Giả sử bây giờ bạn phải viết trò chơi Snake (người dùng điều khiển con rắn chạy ăn mồi, mỗi khi ăn được cục mồi thì con rắn dài thêm một đoạn).

1/ Class: bạn chỉ cần 1, cùng lắm là 2 class để viết trò chơi tí hon này.

2/ OOP: bạn sẽ viết các class Snake, Food, Player.

3/ Component-centric: Bạn sẽ ngồi phân tích xem đâu là điểm chung, đâu là điểm riêng, đâu là phần chi tiết chỉ áp dụng riêng cho trò chơi này, đâu là phần bạn có thể abstract nó. Có lẽ bạn sẽ thiết kế ra các component sau: Game Engine, Graphic Engine, Rule Engine, Resouces Manager, User Controller, v.v...

Như vậy sau khi thiết kế xong, trò Snake chỉ là sản phẩm phụ mà thôi. Với những component sẵn có, bạn dư sức viết DOOM 2006.

Phát triển thành phần phần mềm đang được đầu tư và phát triển rất nhiều. Nếu bạn có hứng thú, hãy tham khảo thêm các tài liệu sau: Microsoft Application Block; Enterprise Java Bean; Java Frameworks and Components: Accelerate Your Web Application Development – Michael Nash...

Lớp

Nếu như component là từng bộ phận nhỏ, đóng vai trò như một hộp đen "black-box", ta chỉ quan tâm tới chức năng của nó là chính, thì lớp (Layer) lại giống như một bản mạch in gồm nhiều component đã được thiết kế sẵn. Lấy ví dụ như card màn hình, mở các máy PC ra bạn sẽ thấy ngay card này. Điểm thú vị là bạn không phải "se duyên" với cái card ấy mãi mãi. Khi nào túi tiền rủng rỉnh, bạn có thể mua card khác mới hơn, nhanh hơn, xịn hơn để gắn vào và quên béng đi cái card cũ. Có khi nào bạn suy nghĩ lại và ngạc nhiên tại sao cái máy tính cũ kỹ đời 1998 của mình lại có khả năng chấp nhận card 3D đời 2006 không? Thật là một điều kỳ diệu, nhỉ!

Phần mềm cũng thế, nếu thiết kế chia một phần mềm ra thành nhiều layer thì sẽ tăng tính tái sử dụng, và quan trọng nhất là: chịu được sự thay đổi trong tương lai. Bạn hãy nghĩ thế này nhé: nếu Windows mà được thiết kế tốt hơn thì bạn đã có thể chơi game của Windows, chạy web server của Linux, và chạy chương trình đồ họa của Macintosh ngay trong hệ điều hành Windows.

Ở đây tôi giới thiệu 3 layer cơ bản nhất mà đa số chương trình từ bé đến khổng lồ, từ bài tập của sinh viên đến game online kinh phí hàng trăm triệu đô đều cần phải có.

Data Access Layer (DAL)

Nếu bạn biết "Select * from Products Where CustID = @ID" nghĩa là gì nhưng không cần phải dùng mỗi ngày thì bạn may mắn quá, bạn có thể bỏ qua phần này.

Nếu bạn không những biết mà còn thuộc nằm lòng đến 80% T-SQL 92, hoặc bạn nằm mơ cũng nghĩ đến SQL, đến Stored Procedure, đến Triggers, thì bạn rất cần phải dùng đến DAL. Có lẽ 90% dân lập trình, nhất là ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại, rơi vào trường hợp này.

Trước hết, hãy nói Data Access Object là gì đã. Khi lập trình cơ sở dữ liệu, bạn phải lặp đi lặp lại thao tác sau:

- Create connection

- Create SQL command

- Execute SQL

- Process results

Chán quá, lỗi nhiều quá. CSDL bạn dùng là quan hệ (relational), mọi thứ đều trong table, table, table. Trong khi đó, bạn lại thích lập trình OOP cơ. Thế là bằng cách này hay cách khác, cho dù bạn biết hay không biết, bạn sẽ quay sang làm theo kiểu sau: định nghĩa class chuyên nói chuyện với CSDL. Lấy ví dụ như class sau:

Class ProductDAO

{ Connection GetConnection();

bool Insert(int ID, string Name);

DataSet GetAllProducts();

DataSet GetProductByName(string Name);

Bool Delete(int ID);

}

Phương pháp bạn vừa làm chính là Data Access Object. Bạn có thể viết tay, bạn cũng có thể dùng các công cụ như CodeSmith để làm giùm bạn. Xin chúc mừng! Bạn đã đỡ khổ hơn trước nhiều rồi đấy.

Nhưng mà, cũng xin... chia buồn với bạn luôn. Bạn nghĩ sao nếu CSDL bên dưới thay đổi? Bạn sẽ dùng CodeSmith để tạo lại ư? Thế mấy cái "business logic" (luận lý nghiệp vụ) đi tong hết thì sao? Lỡ năm sau CodeSmith dẹp tiệm thì sao, bạn phải sửa lại bằng tay à? Hoặc là CSDL không phải của bạn, mà bạn phải tích hợp vào CSDL "bự xự" có sẵn của khách hàng? Chua đấy bạn ạ. Chưa kể là dùng Data Access Object làm tăng số lượng class lên rất nhiều (cứ mỗi table trong CSDL cần ít nhất 1 class, thậm chí có thể là 3, 4 class). Mỗi class cần ít nhất 4 method (Create, Read, Update, Delete). Chưa kể là mỗi kiểu select khác nhau lại phải viết method mới. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm thử (testing) cũng tăng lên đến chóng mặt.

Bạn nghĩ sao nếu bạn chỉ cần định nghĩa một class thế này:

Class Product

{ Int ID;

String Name;

String Description;

}

Xong, chỉ có thế thôi! Nếu cần thêm sản phẩm mới vào database thì làm như sau:

Product p = new Product();

p.Name = " Some product";

Database.AddNew(p);

Nếu cần truy vấn một sản phẩm thì chỉ cần thế này:

Product p = Database.Get(typeof(Product), Name = "ProductA");

Rất đơn giản, phải không bạn? Cái hay là ở chỗ nếu có thêm nhiều table nữa thì cũng thế, bạn chả phải viết thêm nhiều method chi cho mệt, chỉ định nghĩa class của bạn ở mức đơn giản nhất. Và "đã" nhất là bạn không cần phải viết thêm một mớ test để kiểm tra việc truy xuất class đó.

Đây chính là chức năng chính của Data Access Layer.

Nếu thích, bạn có thể tham khảo các tài liệu sau: Data Access Layer trong Microsoft Application Block; O/R Mapping (Object-to-Relational Mapping): Wilson O/R for .NET, ORM.Net, Object Space; Java Persistence for Relational Databases, Richard Sperko (Apress 2003- ISBN:1590590716).

Lưu ý: Persistence Layer về cơ bản có cùng tính năng như DAL. Tuy nhiên, Persistence Layer có khái niệm và cách thức thực hiện khác với DAL một ít, mỗi loại có cái hay và cái dở riêng.

Business Object Layer (BOL)

Business Object (đối tượng nghiệp vụ) rất thú vị ở chỗ chương trình nào cũng cần có nó, nhưng lại chẳng có framework hay chuẩn nào cho bạn cả. Đơn giản là vì business object thay đổi luôn tùy yêu cầu cụ thể của từng nghiệp vụ (business) khác nhau.

Trong đa số trường hợp, Business Object sẽ được thiết kế gần giống với Data Object (chỉ chứa dữ liệu hoặc nói chuyện với CSDL), chỉ khác ở chỗ thêm vào đó một ít quy tắc kiểm tra nghiệp vụ (ví dụ: nếu tài khoản chỉ có 1000 thì không cho phép rút 1 triệu đồng).

Tuy nhiên, có những vấn đề lặp đi lặp lại mà nghiệp vụ nào cũng gặp, chẳng hạn: transaction (giao tác), distribution (phân phối), validation (kiểm tra). Khi thiết kế Business Object, người thiết kế bao giờ cũng đau đầu với những câu hỏi như: nên tạo stored procedure hay không? Nên validate ở đâu (trong DBMS, trong server, hay trong client)? Object như thế có thể mở rộng không, có đáp ứng nhanh không? Vân vân và v.v...

BOL là một lớp abstraction cho phép giải quyết những vấn đề thường gặp khi thiết kế business logic. Với một framework tốt, BOL đóng vai trò rất quan trọng vì nó là "sợi chỉ đỏ xuyên suốt các layer".

Vì nhiệm vụ của Business Object rất đa dạng và cũng có nhiều khó khăn khác nhau nên BOL thường được đóng gói với tên gọi Application Frameworks. Lập trình viên bình thường và những dự án vừa và nhỏ ít có cơ hội tiếp xúc. Những framework thương mại chủ yếu dành cho các dự án lớn và đòi hỏi phải học chuyên sâu. Tuy nhiên, nếu đơn giản hóa vấn đề thì bạn cũng có thể tự viết một BOL cho riêng mình để tăng năng suất lập trình.

Tham khảo: C# Expert Business Object (cuốn này hơi khó kiếm, nhưng nên có)

Presentation Layer

Hồi lúc trước, mình là tín đồ của nàng Athena xinh đẹp (nói cách khác là dân ghiền Delphi). Khi chuyển sang C#, mình đã thất vọng tràn trề. Lẽ ra trong Delphi thiết kế một form có master/detail view chỉ mất 1 phút thì trong C#, phải mất 2 trang code (hồi mới học thì mất cả tuần vì không hiểu làm sao để sử dụng cái datagrid). Sau đó, chuyển sang ASP.NET thì càng đau khổ hơn nữa.

Tại sao ta lại phải khổ thế nhỉ? Viết form cực kỳ "chua" (hỏi mấy người lập trình Java với AWT thì biết). Với các ngôn ngữ hiện đại, ta có designer làm sẵn cho, chỉ việc kéo thả là xong. Các bộ "control" (thành phần điều khiển) thương mại hiện có rất nhiều, mỗi người một vẻ. Với những bộ lớn như của ComponentOne, Janus System, họ gắn luôn mác Presentation Layer vào sản phẩm. Có lý phần nào vì đó là những component phục vụ cho việc trình bày thông tin.

Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề:

1/ Lệ thuộc vào control nhất định. Hãy quên chuyện thay thế grid của Winform bằng grid của Developer Express mà không cần phải sửa lại code đi nhé.

2/ Không có chuẩn. Mỗi bộ control là một framework mới cần phải học và không tương thích gì với nhau cả. Đừng mơ có chuyện viết code năm nay, 2 năm sau quay lại thay giao diện "cái rẹt".

3/ Logic code và UI code quyện lẫn, vào nhau. Visual Studio 2005 cố gắng giúp (lừa) bạn tránh chuyện này bằng partial class, chia code thành 2 file: aspx, code-behind (bắt chước asp.net).

4/ Visual rất luộm thuộm. Bạn nghĩ sao nếu bạn viết chương trình đồng hồ analog (có kim giờ, phút, giây quay vòng vòng), nhưng ngày mai bạn thích đồng hồ Digital (chỉ hiển thị số). Bạn có thể nào giữ nguyên logic code, chỉ cần thay thành phần màn hình trong 5 giây không?

5/ Data-binding: Rất phiền. Những control sẵn có khiến cho bạn trở thành "gà công nghiệp" và lệ thuộc vào nó. Điều đáng buồn là khi bạn cần nối kết dữ liệu hơi phức tạp thì vẫn cứ phải "chân lấm tay bùn", quay trở lại viết code từng dòng một, xử lý event từng chỗ một.

Những năm gần đây xu hướng Declarative Programming gây được nhiều sự chú ý. Lấy ví dụ như thay vì viết code tạo form như sau:

Button b = new Button();

b.SetBounds(100,100,50,25);

b.Text = "Click me";

b.Click += new EventHandler(b_OnClick);

Thì ta có thể tạo một file XML như sau:

<Button Location="100,100" Size="50,25">Click me</Button>

Sao giống lập trình web quá vậy? Vâng, web chính là thuở ban đầu của declarative programming. Bạn thử tưởng tượng cũng một file XML đó, bạn có thể dùng làm Windows application, bạn có thể dùng làm webform, có thể dùng cho Flash, có thể dùng cho Macintosh thì sao? Có mà nằm mơ!

Vâng, rất tiếc rằng ở thời điểm hiện tại chưa có Presentation Layer nào thực hiện được mơ ước "viết một lần, hiển thị trên mọi hệ thống". Tuy nhiên, ít ra thì bạn không còn phải viết code từng dòng bằng tay nữa, bạn có thể nhờ Presentation Layer để tự kiểm tra đầu vào, tự sinh các form, tự dàn trang, v.v... Bạn hãy tìm hiểu thêm các chủ đề sau: Avalon, MyXaml, XAML, XAMLon, Flex, XUL...

Mẫu thiết kế

Mẫu thiết kế (Design Pattern) nôm na ra là cách thức giải quyết cho những vấn đề thường gặp. Điều đáng buồn là các sách về design pattern "khô như ngói, nhạt như nước ốc". Nhưng tin vui: design pattern là công cụ sẽ giúp bạn tăng lương lên gấp đôi (hoặc hơn). Đơn giản vì design pattern chính là kinh nghiệm xương máu của những người đi trước đúc kết được. Khi học design pattern, bạn sẽ có những kinh nghiệm vượt trước năng lực của mình.

Tài liệu để đọc về design pattern hiện có rất nhiều. Mình chỉ mạn phép góp ý với các bạn một câu khi học về lĩnh vực này: "hãy nắm lấy ý tưởng, đừng chú trọng vào code". Nếu bạn chỉ nhìn vào code ví dụ, bạn sẽ dễ bị "tẩu hỏa nhập ma", sẽ bị lệ thuộc vào code, nhìn thấy cái nào cũng na ná nhau, và tệ hại nhất là chẳng biết áp dụng cho cái gì khác ngoài ví dụ ra.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được một số gợi ý để đào sâu nghiên cứu thêm. Chúc các bạn luôn "cháy bỏng" niềm đam mê lập trình.

(Tham khảo từ Sofvnn.com)